Sắp xét xử loạt vụ gian lận thi cử tại một số tỉnh phía Bắc

Trong vụ án tại Sơn La, có cán bộ khai nhận hơn 1 tỷ để nâng điểm 4 thí sinh, nhưng người mà bị can khai đưa tiền lại không thừa nhận việc thỏa thuận và đưa tiền.

Sap xet xu loat vu gian lan thi cu tai mot so tinh phia Bac
 Lực lượng chức năng khám xét Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình hồi tháng 8/2018
Kết luận điều tra bổ sung lần hai vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 ban hành mới đây xác định Đỗ Mạnh Tuấn (40 tuổi, Hiệu phó Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) được Nguyễn Quang Vinh (Phó ban chấm thi, Trưởng phòng khảo thí, Sở GD&ĐT) lựa chọn làm ủy viên tổ chấm bài thi trắc nghiệm vào phút chót.
Biết Tuấn được chấm thi, tháng 6/2018, bị can Hồ Chúc (44 tuổi, giáo viên Trường THPT Thanh Hà, Lạc Thủy) nhờ nâng điểm thi cho hai thí sinh. Có kết quả như yêu cầu, Chúc “cảm ơn” Tuấn 300 triệu. Đây chỉ là hai trong 35 thí sinh được Tuấn trực tiếp nhận sửa điểm. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Vinh và Tuấn đã nhận nâng điểm cho tổng cộng 65 thí sinh qua 142 bài thi trắc nghiệm, 20 bài thi tự luận Ngữ văn.
ADVERTISEMENT
Kết luận điều tra nhận định, Vinh và Tuấn đều nhận lời qua người trung gian chứ không tiếp xúc trực tiếp với gia đình thí sinh. Tuấn khai được Đào Ngọc Thuật (39 tuổi, giáo viên) đưa 250 triệu đồng để “cảm ơn”, Khương Ngọc Chất (44 tuổi, cựu trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) đưa 500 triệu khi nhờ nâng điểm cho hai thí sinh. “Tuy nhiên, CQĐT không đủ căn cứ kết luận phạm tội đưa, nhận hối lộ với các khoản tiền nêu trên”, kết luận điều tra nêu.
Trước khi hành vi bị phát hiện, ngày 28/7/2018 Tuấn đã đến CQĐT tự thú và nộp số tiền 550 triệu hưởng lợi bất chính. Cơ quan chức năng sau đó chỉ xử lý tội Nhận hối lộ với Tuấn về 300 triệu nhận từ Hồ Chúc. Hồ Chúc cũng bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ.
Ngoài ra, Tuấn còn cùng Vinh, Đào Ngọc Thuật, Khương Ngọc Chất và 10 người (là cán bộ Sở GD&ĐT, cán bộ Công an tỉnh Hòa Bình, giáo viên) bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng xảy ra sai phạm gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018, tại hai vụ án xảy Sơn La và Hà Giang không ai bị xét xử về tội Nhận hối lộ. Hai vụ này đã khép lại quá trình điều tra, chuẩn bị mở phiên tòa vào ngày 14-15/10 tới đây.
Trong vụ án tại Sơn La, người bị cáo buộc nâng điểm là Trần Xuân Yến (48 tuổi, PGĐ Sở GD&ĐT, tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm) cùng nhóm cán bộ giáo dục Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn vừa làm đầu mối tiếp nhận, vừa trực tiếp nâng điểm.
Quá trình điều tra, các đối tượng khai có nhận tiền cảm ơn từ người trung gian hoặc trực tiếp từ người nhà thí sinh có yêu cầu can thiệp điểm. Nguyễn Thị Hồng Nga (52 tuổi, chuyên viên khảo thí, thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm) nhận hơn một tỷ sau khi nâng điểm cho 4 thí sinh. Cầm Thị Bun Sọn (50 tuổi, thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm) nhận 440 triệu khi nâng điểm thành công cho một thí sinh. Lò Văn Huynh (58 tuổi, cán bộ Sở GD&ĐT, phó trưởng ban chấm thi phụ trách chấm thi tự luận ngữ văn) nhận 1,3 tỷ để sửa, nâng điểm cho ba thí sinh. Đặng Hữu Thủy (55 tuổi, thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm) khai nhận 500 triệu nâng điểm cho 4 thí sinh. Số tiền bất chính này, các đối tượng đều nộp để tạm giữ hoặc khai đã trả lại gia đình thí sinh.
Theo cơ quan tố tụng, hành vi nhận tiền, thỏa thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho các thí sinh của các bị can có dấu hiệu phạm các tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ. Song kết quả điều tra thể hiện những người mà các bị can khai đưa tiền cho mình đều không thừa nhận việc thỏa thuận và đưa tiền. Ngoài lời khai của Nga, Sọn, Huynh, Thủy và số tiền đã nộp CQĐT, không có tài liệu chứng cứ nào khác để chứng minh hành vi phạm tội. “Do đó, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với Nga, Sọn, Huynh, Thủy về tội Nhận hối lộ và cũng không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp bị tố cáo về các tội Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ”, cáo trạng nêu.
Trong vụ án xảy ra tại tỉnh Hà Giang, hơn 100 thí sinh được can thiệp, nâng điểm. Tuy nhiên, CQĐT cho biết dù đã áp dụng tất cả các biện pháp theo quy định nhưng không thu thập được chứng cứ để chứng minh có yếu tố vụ lợi. Không gia đình nào khai có đưa tiền mặt hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Các bị can trong vụ án cũng không thừa nhận được “cảm ơn” bằng vật chất mà chỉ “giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân”.

Cần tuyển bổ sung thí sinh trượt oan do bị chiếm chỗ vì gian lận thi cử

Xử lý hậu quả của việc nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 là trách nhiệm chung. Những gì các trường đại học làm được để hạn chế oan sai thì nên làm ngay.

Liên quan đến vụ gian lận thi cử, tại hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình có 108 thí sinh đã và đang bị xử lý. Cụ thể, Bộ Công an đã trả về hơn 50 thí sinh liên quan đến bê bối thi cử; khối trường quân đội cũng trả về 7 thí sinh; ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương… cũng lần lượt buộc thôi học những người có tên trong danh sách nâng điểm.

Triệt phá đường dây cho thuê thiết bị tinh vi để gian lận thi cử

Với các thiết bị tai nghe và chiếc micro siêu nhỏ, tinh vi do Thành tự chế, học sinh, sinh viên có thể giấu kỹ trong quần áo, dễ dàng gọi điện ra ngoài cho hành vi gian lận thi cử

Ngày 2/6, Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an TP Hải Phòng cho biết đơn vị này và Công an phường Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) đã triệt phá đường dây cung cấp các thiết bị công nghệ cho học sinh, sinh viên nhằm mục đích gian lận thi cử.

Sư Thích Thanh Toàn gạ tình, xả giới “ngụy tạo” chứng cứ giả chùa Địa Ngục

(Kiến Thức) - 7 tiêu bản mà nhà sư Thích Thanh Toàn báo là mộ của các tổ sư phát hiện tại chùa Địa Ngục được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nhận định là chưa có cơ sở khoa học.

Thời gian vừa qua, vụ việc nhà sư Thích Thanh Toàn (tên tục là Lê Hữu Long, SN 1976, quê quán ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) có hành vi "gạ tình" hiện đang là tâm điểm của dư luận. 
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận sư Thích Thanh Toàn mới chỉ được bổ nhiệm trụ trì chùa Nga Hoàng (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), còn đối với chùa Địa Ngục, sư Toàn chưa được bổ nhiệm trụ trì mà chỉ thường xuyên đi lại.
Người dân làm công quả ở chùa Địa Ngục cho biết, chùa này được sư thầy trụ trì Thích Thanh Toàn tìm ra từ năm 2008. Tuy nhiên, chứng tích hay thông tin chính thức về một ngôi chùa có tên là chùa Địa ngục thì đến nay vẫn chưa ai được biết rõ. Từ đó đến nay, sư thầy chỉ một tháng hai lần vào thỉnh kinh, còn việc trông chùa lo nhang khói chính vẫn là những người làm công quả.

Theo Dân trí, từ năm 2009, Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cho người lên khu vực chùa Đồng Cổ (chùa Địa Ngục) tại khoảnh 4, tiểu khu 75 - Vườn Quốc gia Tam Đảo, thuộc địa giới hành chính xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc khảo sát, tìm hiểu. Tuy nhiên, sau đó, do không phát hiện di tích cổ nên Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt không cho người tìm hiểu tiếp.

Sau đó, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc có văn bản báo cáo UBND tỉnh này về việc khu vực chùa Địa Ngục chưa có gì gọi là di tích để khôi phục. Từ đó đến nay, đơn vị này không có văn bản nào về việc cho phép hoạt động tín ngưỡng ở khu vực chùa Địa Ngục.

"Tuy nhiên, nhà sư Thích Thanh Toàn vẫn âm thầm cho người lên xây 2 cái tháp ở chùa Địa Ngục. Chúng tôi đã chỉ đạo Vườn Quốc gia Tam Đảo thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình. Năm 2016, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã lập biên bản vi phạm hành chính và buộc nhà sư Thích Thanh Toàn phải khôi phục lại hiện trạng của khu vực này. Từ đó đến nay, sau khi nhà sư Thích Thanh Toàn khôi phục xong thì không hoạt động gì ở khu vực này nữa" - thông tin trên Dân trí.

Su Thich Thanh Toan ga tinh, xa gioi “nguy tao” chung cu gia chua Dia Nguc
 Chùa Địa Ngục.

Theo nhận định của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc qua các di vật xuất lộ trên bề mặt của nền chùa Địa Ngục và chùa Đồng, bước đầu nhận định niên đại của các ngôi chùa này từ thời Trần. Chùa được dựng bằng gỗ và lợp ngói (Chùa Đồng có quy mô nhỏ hơn so với chùa Địa Ngục). Niên đại của ngôi chùa này kéo dài từ thế kỷ XIII- XVIII (nghĩa là niên đại cùng thời với các ngôi chùa khác trong khu vực Tây Thiên).

Cũng theo nhận định của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, tuy chưa đào thám sát và khai quật khảo cổ nhưng 7 tiêu bản được coi là mộ của các vị Tổ sư tại khu vực chùa Địa Ngục mà nhà sư Thích Thanh Toàn đã thông báo là chưa có cơ sở khoa học vì kiểu dáng của các tiêu bản (mộ?) đó là rất đơn giản và sơ sài, được chôn cất ở những địa điểm không phù hợp (đặc biệt là M3+M4+M5+M6+M7, trong đó M3+M4 thì phát hiện ngay trong khuôn viên chùa, còn M5+M6+M7 thì về địa thế lại không hợp lý, ngay phía trước là vực sâu).

Ngày 25/9, khu vực gọi là chùa Địa Ngục được xác định chưa phải là cơ sở thờ tự Phật giáo. Đại đức Thích Thanh Toàn bị yêu cầu không được tiến hành bất kỳ hoạt động tín ngưỡng tâm linh, xây dựng công trình gì tại đây.

Ngày 5/10 vừa qua, sư Thích Thanh Toàn gửi tới Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc tờ trình xin xả giới và hoàn tục và xin được giữ lại những tài sản như trang trại, đất đai, xe cộ do mình mang tên chủ sở hữu. Số tài sản này ước tính lên tới 200 - 300 tỷ đồng.

Trước đó, Đại đức Thích Thanh Toàn đã nhiều lần vi phạm các Nội quy Ban Tăng sự và quy định về trật tự xây dựng, quy định bảo vệ rừng. Đại diện chính quyền địa phương nơi có chùa Nga Hoàng cũng nhận xét về những biểu hiện không bình thường của sư Toàn và chỉ ra việc Đại đức này đã vi phạm các quy định về quản lý xây dựng trên địa bàn và các cơ quan quản lý đã nhiều lần nhắc nhở, xử phạt hành chính.

>>> Xem thêm: Sư Thích Thanh Toàn khoe tài sản trăm tỉ, xin hoàn tục sau nghi vấn "gạ tình"

Nguồn: Báo Phụ nữ TP HCM.