Sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng, 11 người mắc kẹt

(Kiến Thức) - Vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện chưa xác định được số người thương vong.

Vụ việc xảy ra lúc 7h sáng nay (16/12) tại công trình nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
Thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Nhận được tin báo, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế… tới hiện trường.
Cửa hầm nơi xảy ra sự cố
Cửa hầm nơi xảy ra sự cố 
Theo đại diện đơn vị thi công là công ty Cổ phần Sông Đà 505, địa điểm sập hầm cách cửa hầm khoảng từ 300-500m. Diện tích hầm bị sập khoảng 6m2 với hàng trăm mét khối đất đá. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong, đồng thời khẩn trương gia cố, ổn định vị trí bị sập để giải cứu các nạn nhân.
Nguyên nhân vụ sập hầm cũng như số người thương vong vẫn chưa xác định được. 
Các phương án cứu hộ đang được cơ quan chức năng lên kế hoạch
Các phương án cứu hộ đang được cơ quan chức năng lên kế hoạch 
Công trình thuỷ điện Đa Dâng – Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh).
Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn – Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).
Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin này.

Sà lan nghìn tấn cùng 5 người mất tích bí ẩn trên biển

(Kiến Thức) - Sà lan chở hơn 1200 tấn cọc bê tông từ TP HCM về Bạc Liêu đã mất tích không dấu vết trên biển cùng với 5 thuyền viên suốt 3 ngày qua…

Đến tối 15/12, thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (VMRCC) cho biết: “Hiện VMRCC vẫn đang phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 2 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và tàu của ngư dân…cùng tham gia tìm kiếm 5 nạn nhân mất tích trên vùng biển cửa Định An (tỉnh Sóc Trăng) và các khu vực xung quanh”.
Vị trí khu vực tìm kiếm thuyền viên mất tích.
 

Vị trí khu vực tìm kiếm thuyền viên mất tích.

Thêm 1 tử tù được hủy án để điều tra lại

Tử tù Đàm Phạm Hoài Nam (Quảng Bình) được Viện KSND tối cao quyết định hủy bản án với mức tuyên phạt tử hình và điều tra lại vụ án.

Sau hơn 2 năm kêu oan, tử tù Đàm Phạm Hoài Nam, trú tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã được chuyển từ phòng biệt giam sang phòng giam bình thường của các bị can. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết định hủy toàn bộ bản án để điều tra lại Vụ án Đàm Phạm Hoài Nam can tội Giết người mà TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên phạt Nam mức án cao nhất là tử hình vào ngày 5/9/2012.
Tử tù Đàm Phạm Hoài Nam.
Tử tù Đàm Phạm Hoài Nam. 
Vào khoảng 23h30, ngày 5/10/2011, tại quán Bar Hoàng Đế ở tiểu khu 1, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, cho rằng trong lúc đi vệ sinh, anh Nguyễn Hoài Nam đã để nước tiểu bắn vào người mình, Trần Ngọc Huy đã cầm ly thủy tinh đánh vào đầu của anh Nam. Khi bảo vệ đến can ngăn, Huy tiếp tục ném ly sang bàn anh Nam đang ngồi cùng bạn làm anh bị thương.
Bực tức trước hành vi của Huy, anh Lý Đức Toàn, người đi cùng anh Nam to tiếng đòi đánh lại nhóm Huy. Sau đó, giữa anh Toàn và Đàm Phạm Hoài Nam, Trần Ngọc Huy xảy ra xô xát. Trong lúc đến can ngăn, Lê Xuân Tiến bị anh Toàn đánh vào mặt.
Cay cú, Nam và Huy đuổi theo anh Toàn để đánh. Khi đuổi kịp, Nam liền rút dao đâm 1 nhát vào ngực trái và đâm tiếp 3 nhát vào người gây thủng tim và phổi. Anh Toàn gục tại chỗ. Sau khi gây án, cả 3 đối tượng Đàm Phạm Hoài Nam, Tiến và Huy đến lẩn trốn tại nhà nghỉ Thảo Trang, ở phường Nam Lý rồi sau đó chuyển về nhà nghỉ Hạ Đông ở phường Hải Đình (Đồng Hới).
Đến sáng hôm sau, nghe tin anh Toàn chết, Nam và Huy đã đến công an đầu thú.
Ngày 9/5/2012, phiên tòa xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên Đàm Phạm Hoài Nam lãnh án tử hình vì tội Giết người. Do Nam khai nhận mình là người đã đuổi theo dùng dao Thái Lan đâm chết anh Toàn.
Tuy nhiên, sau khi phiên tòa kết thúc, Đàm Phạm Hoài Nam mới kêu oan, cho rằng: Bị cáo không ngờ mức án lại quá nặng như vậy và Nam đã khai nhận rằng mình đã nhận tội thay bạn.
Ngày 18/5/2012, Đàm Phạm Hoài Nam đã làm đơn kháng cáo kêu oan và khai rằng chính Lê Xuân Tiến mới là người cầm dao đâm anh Toàn, còn Nam chỉ đứng ra nhận tội thay. Nam khai rằng, sau khi gây án, Nam cùng Tiến và Huy vào nhà nghỉ để lẩn trốn. Tại đây, cả ba cùng bàn bạc và thống nhất lời khai trước khi ra đầu thú. Do Nam có hoàn cảnh gia đình nghèo nhất nên Nam sẽ là người nhận hết tội, đổi lại Tiến và Huy ở ngoài sẽ phải chạy án cho Nam để Nam chỉ phải chịu mức án 7 - 10 năm tù, đồng thời sẽ lo cho cuộc sống của mẹ và anh trai Nam đầy đủ. Nhưng mọi việc không đúng như thỏa thuận, Tiến và Huy không những không chạy án cho Nam mà Nam phải chịu mức án cao nhất là tử hình .
Tuy nhiên, khi đối diện với bản án tử hình, Nam đã quyết định khai lại toàn bộ sự thật để minh oan cho mình.
Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ án.