Thêm 1 tử tù được hủy án để điều tra lại

Tử tù Đàm Phạm Hoài Nam (Quảng Bình) được Viện KSND tối cao quyết định hủy bản án với mức tuyên phạt tử hình và điều tra lại vụ án.

Sau hơn 2 năm kêu oan, tử tù Đàm Phạm Hoài Nam, trú tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã được chuyển từ phòng biệt giam sang phòng giam bình thường của các bị can. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết định hủy toàn bộ bản án để điều tra lại Vụ án Đàm Phạm Hoài Nam can tội Giết người mà TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên phạt Nam mức án cao nhất là tử hình vào ngày 5/9/2012.
Tử tù Đàm Phạm Hoài Nam.
Tử tù Đàm Phạm Hoài Nam. 
Vào khoảng 23h30, ngày 5/10/2011, tại quán Bar Hoàng Đế ở tiểu khu 1, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, cho rằng trong lúc đi vệ sinh, anh Nguyễn Hoài Nam đã để nước tiểu bắn vào người mình, Trần Ngọc Huy đã cầm ly thủy tinh đánh vào đầu của anh Nam. Khi bảo vệ đến can ngăn, Huy tiếp tục ném ly sang bàn anh Nam đang ngồi cùng bạn làm anh bị thương.
Bực tức trước hành vi của Huy, anh Lý Đức Toàn, người đi cùng anh Nam to tiếng đòi đánh lại nhóm Huy. Sau đó, giữa anh Toàn và Đàm Phạm Hoài Nam, Trần Ngọc Huy xảy ra xô xát. Trong lúc đến can ngăn, Lê Xuân Tiến bị anh Toàn đánh vào mặt.
Cay cú, Nam và Huy đuổi theo anh Toàn để đánh. Khi đuổi kịp, Nam liền rút dao đâm 1 nhát vào ngực trái và đâm tiếp 3 nhát vào người gây thủng tim và phổi. Anh Toàn gục tại chỗ. Sau khi gây án, cả 3 đối tượng Đàm Phạm Hoài Nam, Tiến và Huy đến lẩn trốn tại nhà nghỉ Thảo Trang, ở phường Nam Lý rồi sau đó chuyển về nhà nghỉ Hạ Đông ở phường Hải Đình (Đồng Hới).
Đến sáng hôm sau, nghe tin anh Toàn chết, Nam và Huy đã đến công an đầu thú.
Ngày 9/5/2012, phiên tòa xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên Đàm Phạm Hoài Nam lãnh án tử hình vì tội Giết người. Do Nam khai nhận mình là người đã đuổi theo dùng dao Thái Lan đâm chết anh Toàn.
Tuy nhiên, sau khi phiên tòa kết thúc, Đàm Phạm Hoài Nam mới kêu oan, cho rằng: Bị cáo không ngờ mức án lại quá nặng như vậy và Nam đã khai nhận rằng mình đã nhận tội thay bạn.
Ngày 18/5/2012, Đàm Phạm Hoài Nam đã làm đơn kháng cáo kêu oan và khai rằng chính Lê Xuân Tiến mới là người cầm dao đâm anh Toàn, còn Nam chỉ đứng ra nhận tội thay. Nam khai rằng, sau khi gây án, Nam cùng Tiến và Huy vào nhà nghỉ để lẩn trốn. Tại đây, cả ba cùng bàn bạc và thống nhất lời khai trước khi ra đầu thú. Do Nam có hoàn cảnh gia đình nghèo nhất nên Nam sẽ là người nhận hết tội, đổi lại Tiến và Huy ở ngoài sẽ phải chạy án cho Nam để Nam chỉ phải chịu mức án 7 - 10 năm tù, đồng thời sẽ lo cho cuộc sống của mẹ và anh trai Nam đầy đủ. Nhưng mọi việc không đúng như thỏa thuận, Tiến và Huy không những không chạy án cho Nam mà Nam phải chịu mức án cao nhất là tử hình .
Tuy nhiên, khi đối diện với bản án tử hình, Nam đã quyết định khai lại toàn bộ sự thật để minh oan cho mình.
Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ án.

Bi kịch gia đình của những tử tù như Nguyễn Đức Nghĩa

(Kiến Thức) - Hầu hết tử tù có một tuổi thơ đầy bi kịch, nhưng cũng có tử tù tuổi thơ yên ấm, và bi kịch gia đình chỉ ập đến khi họ gây án...

Bi kịch gia đình của tử tù giết gái bán dâm
Ngày 22/7 mới đây, đứng trước vành móng ngựa tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án giết người, cướp tài sản - Nguyễn Văn Hiệp (30 tuổi, Bình Phước) tỏ ra lầm lì, bình thản.

Chuyện trùm giang hồ Dung “Hà” cứu người tình tử tù

Dung “Hà” tên thật là Vũ Thị Kim Dung, SN 1956, ở phố Trạng Trình, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, được coi là “bà trùm” đầu tiên trong “lịch sử tội phạm” đất Cảng.

Khi Dung đã chết bởi giang hồ thì ảnh hưởng của cô với lứa “giang hồ kế cận” xứ Cảng vẫn đậm chất liêu trai. Cuộc đời và quá trình phạm tội của người đàn bà giang hồ đã chết này, đến nay vẫn có những tranh cãi nhất định.