Sáng nay, biểu quyết Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 12/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

202506110838564547-gen-h-z6692996166059-c1af31fb4e58a62830349372f9f8146f.jpg

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM; thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Trước đó, trình bày tờ trình của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trong trong phiên họp sáng 11/6, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở hiện trạng, định hướng phát triển của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, Chính phủ xây dựng 23 phương án sắp xếp đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh để hình thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.

Kết quả sau sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh. Toàn bộ 23/23 đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đã đạt định hướng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

Phát biểu thảo luận tổ sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận rất kỹ lưỡng; phân công từng đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư phụ trách từng tỉnh và đi làm việc với từng tỉnh.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày Quốc hội biểu quyết thông qua để các tỉnh có thời gian sắp xếp, bố trí cán bộ cũng như ổn định các công tác khác; thống nhất các tỉnh, các xã mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.

Như vậy, so với lộ trình dự kiến đề ra trước đây, việc biểu quyết thông qua Nghị quyết đã sớm hơn được 1,5 tháng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại các địa phương.

Đại biểu Quốc hội đề xuất "giải cứu" tang vật, tránh hư hỏng, lãng phí

Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tang vật, phương tiện tạm giữ quá dài phải bán phế liệu gây lãng phí.

Chiều 11/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

băn khoăn về thời hạn tạm giữ tang vật

Hai trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam sẽ đặt ở TP HCM và Đà Nẵng

Trung tâm tài chính quốc tế do Chính phủ thành lập đặt tại TP HCM và Thành phố Đà Nẵng, tập trung hệ sinh thái đa dạng các dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ.

Trong phiên họp sáng 11/6, Quốc hội nghe Tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với hàng loạt quy định quan trọng về các chính sách đặc thù áp dụng với các trung tâm này.

miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Đề xuất bỏ số một chức danh trong quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội đề xuất bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng, chính ủy trong quân đội, chuyển thẩm quyền liên quan nghĩa vụ quân sự.

Sáng 11/6, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 11 luật của quốc phòng.

Cụ thể gồm: Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.