Sai phạm đất đai: Kẽ hở nào... cựu Bí thư Bình Dương và các tỉnh bất chấp?

Luật Đất đai vẫn còn bất cập và kẽ hở nhưng nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tham nhũng liên quan đến đất đai là do sự suy thoái đạo đức, phẩm chất, lòng tham không đáy của cán bộ, lãnh đạo một số địa phương.

Từ vụ việc ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị cáo buộc chuyển nhượng khu đất 43 ha từ nhà nước sang tư nhân trái quy định, gây thất thoát hơn 1.060 tỷ đồng và trước đó, nhiều cán bộ cấp cao, lãnh đạo địa phương đã phải xộ khám do sai phạm liên quan đến đất đai, dư luận đặt câu hỏi: Kẽ hở nào khiến cựu Bí thư Bình Dương và lãnh đạo một số địa phương bất chấp?
Sai pham dat dai: Ke ho nao... cuu Bi thu Binh Duong va cac tinh bat chap?
Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương 
Kẽ hở Luật đất đai, cán bộ suy thoái… nguyên nhân dẫn đến sai phạm đất đai
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, Luật Đất đai vẫn còn những bất cập, kẽ hở nhưng những người thực thi nhiệm vụ như ông Trần Văn Nam và các cựu lãnh đạo một số địa phương đã cố ý sai phạm.
“Không chỉ ở Bình Dương, TP HCM, Đà Nẵng mà tình trạng này còn diễn ra tại một số tỉnh, thành khác. Họ vận dụng luật, nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng họ làm sai, không đúng các quy định vì động cơ cá nhân dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, điều hành, sử dụng đất đai”, Đại biểu Hòa nói.
Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, sai phạm của các cán bộ trên đã được cơ quan điều tra chỉ ra như tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái…
“Luật có những bất cập chưa sát với tình hình thực tiễn là có, cho nên tới đây, chúng ta phải sửa Luật Đất đai nhưng những cán bộ vi phạm đã cố ý, lợi dụng chức vụ quyền hạn, không làm đúng quy định theo Luật Đất đai. Một nguyên nhân nữa là sự suy thoái đạo đức, phẩm chất của người cán bộ Đảng viên, không gương mẫu, lợi ích nhóm, cũng có thể bị tác động của ai đó và lòng tham không đáy. Cứ nghĩ rằng mình làm như vậy là không có sai phạm, không ai hay biết cho nên dẫn đến tình trạng này”, đại biểu Hòa nêu ý kiến.
Sai pham dat dai: Ke ho nao... cuu Bi thu Binh Duong va cac tinh bat chap?-Hinh-2
Đại biểu Phạm Văn Hòa. 
GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, những vụ án tham nhũng liên quan đất đai cho thấy, nhiều cán bộ quản lý cấp cao đã rơi vào vòng lao lý chỉ với một lý do thực hiện thẩm quyền quyết định về đất đai trái pháp luật, gây thất thoát “đất công”.
“Khái niệm “đất công” thường được nói tới trên công luận nhưng chưa có định nghĩa thuật ngữ pháp lý trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, trong khi ở các nước khác, “đất công” và “đất tư” được xác định rõ ràng, được quản lý theo những quy định khác nhau và được kiểm soát chặt chẽ khi chuyển từ “đất công” sang “đất tư”, ông Đặng Hùng Võ nói và phân tích, các vụ án tham nhũng về đất đai thường chỉ bị phát hiện sau khi hành vi tham nhũng đã hoàn thành, xử lý khó khăn hơn và thiệt hại lớn hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là người dân không thể thực hiện quyền giám sát của mình mà pháp luật đã quy định cho nên khó phát hiện ngay tham nhũng. Bên cạnh đó, UBND cấp có thẩm quyền vừa thực hiện quyền quyết định về đất đai với vai trò đại diện cho sở hữu toàn dân và vừa thực hiện quyền quản lý đất đai, tức là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nên không thể phát hiện tham nhũng kịp thời.
“Các vụ tham nhũng về đất đai thường có giá trị lớn và được tính toán thông qua quy trình định giá đất, cụ thể định giá đất lúc giao đất, cho thuê đất rất thấp, nhưng khi định giá lại theo giá trị thị trường lại rất cao. Điều này có nghĩa là định giá đất đang có vấn đề lớn, cần xem xét và đổi mới”, ông Võ nói.
Theo GS Đặng Hùng Võ, trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, mọi thửa đất đều là “đất công”, nhưng sự khác nhau ở đây là ai sử dụng, hay nói rõ hơn, sự phân biệt “công” và “tư” ở đây không gắn với quyền sở hữu đất mà phải là “sử dụng đất vào mục đích tư hay công”.
“Sự không mạch lạc về “khu vực công sử dụng đất” hay “khu vực tư sử dụng đất” sẽ dẫn tới nhập nhèm giữa “đất công” và “đất tư”, “công” biến thành “tư” chính là nội dung trọng tâm của tham nhũng đất đai”, GS Đặng Hùng Võ nêu ý kiến. Ông cho rằng, để kiểm soát chặt ranh giới giữa “đất công” và “đất tư” ở Việt Nam theo hướng kiểm soát tham nhũng thì cũng cần có định nghĩa pháp lý rõ ràng.
Giải pháp chặn… “quan” tham nhũng đất đai
Theo GS Đặng Hùng Võ, những hành vi tham nhũng trong thực thi pháp luật, chính sách đất đai thường là: Chuyển đất đai là tài nguyên, quyền sử dụng đất là tài sản công thành đất đai có quyền sử dụng đất là tài sản tư nhân thông qua việc thu hồi đất (diện tích đất thu hồi nhiều hơn quy hoạch, thu hồi đất trái pháp luật, thực hiện thu hồi đất không đúng quy định); giao đất và cho thuê đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, xác định giá trị đất đai thấp hơn giá trị thị trường, thực hiện trái pháp luật; xác định giá trị đất đai thấp hơn giá trị thị trường trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; gây khó khăn, nhũng nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai nói chung và trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất nói riêng nhằm trục lợi cá nhân.
Sai pham dat dai: Ke ho nao... cuu Bi thu Binh Duong va cac tinh bat chap?-Hinh-3
GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT  
“Tất cả những hành vi thực thi trái pháp luật với ý đồ tham nhũng như vậy không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời là do không thực hiện tốt các quy định về quản trị đất đai đã được thể hiện tại Điều 199 (quy định về sự tham gia giám sát trực tiếp của người dân trong quản lý và sử dụng đất đai) và Điều 200 (xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá trong quản lý và sử dụng đất đai) của Luật Đất đai 2013”, ông Võ cho biết.
Ông Võ nhấn mạnh, một hệ thống quản trị tốt phải có 3 yếu tố: Một là công khai, minh bạch thông tin; hai là cho phép và khuyến khích người dân và các tổ chức đại diện của họ tham gia vào góp ý kiến quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật và ba là quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước có liên quan trước các ý kiến giám sát. Về bản chất, hệ thống quản trị tốt cũng là một cách thức hiệu quả nhằm kiểm soát thực thi quyền lực của các cơ quan quản lý của Nhà nước.
“Trong thể chế chính trị nhất nguyên, cơ chế kiểm soát quyền lực là xây dựng thể chế quản trị để trao quyền tham gia quản lý và giám sát cho người dân. Điều 28 của Hiến pháp 2013 đã quy định cụ thể về thể chế quản trị. Trong lĩnh vực đất đai, để vận hành chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong cơ chế thị trường, chúng ta cũng cần có những quy định riêng mang tính đặc thù để kiểm soát quyền lực, trong đó có nhu cầu phân biệt đất đai là tài sản công và đất đai do tư nhân sử dụng và việc tách bạch thẩm quyền của cơ quan hành chính đại diện cho sở hữu toàn dân và thẩm quyền quản lý đất đai. Cần quan tâm sửa đổi pháp luật đất đai dựa trên việc kiện toàn các quy định về quản trị đất đai”, ông Võ cho hay.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, để ngăn chặn việc cán bộ sai phạm liên quan đến đất đai, có nhiều giải pháp. Trong đó Luật Đất đai phải sửa đổi nhưng giải pháp cốt lõi vấn chính là con người.
“Đạo đức công vụ, đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức, tính xung phong, gương mẫu của người đứng đầu. Họ không tham, không muốn, không ham lợi ích vật chất, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm theo đúng quy định thì sẽ không có sai phạm. Cán bộ cũng phải biết chuyên môn nghiệp vụ chứ không như một số cán bộ vi phạm liên quan đất đai, khi đưa ra xét xử nói rằng “không có chuyên môn về kinh tế và quản lý đất đai”. Nói không hiểu, biết là không đúng, bởi anh là lãnh đạo mà không hiểu biết thì chưa thật chính xác, bởi còn có cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp việc. Chỉ có lòng tham không đáy mới dẫn đến sai phạm như thế”, ông Hòa nêu ý kiến.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước được điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương:

Nguồn: Truyền hình Bình Phước.

Bị kỷ luật được chuyển làm Hiệu trưởng trường khác là “dung túng sai phạm"

"Việc làm của hiệu trưởng là vi phạm đạo đức của người làm giáo dục. Cán bộ quản lý không trong sáng, thì có niềm tin cho giáo viên, phụ huynh, học sinh không?" - TS Nguyễn Tùng Lâm - nguyên Chủ tịch Hội tâm lý Giáo Dục nói.

UBND huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị vừa điều chuyển công tác đối với ông Đoàn Minh Lộc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Xy sang làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc.
Vi phạm đạo đức nghề giáo dục
Trước đó, giữa năm 2021, báo chí đã phản ánh về khoản tiền hỗ trợ các em học sinh thuộc diện hộ nghèo của Trường Tiểu học và THCS Xy không được chi trả đúng thời gian quy định.
Bi ky luat duoc chuyen lam Hieu truong truong khac la “dung tung sai pham
Trường Tiểu học và THCS Xy, nơi xảy ra sai phạm của Hiệu trưởng.

Ngoài ra, một ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ 30 triệu làm quà cho 60 học sinh là Cháu ngoan Bác Hồ. Theo đó, mỗi em được trao 500.000 đồng, nhưng sau khi khi ngân hàng trao tặng rồi rời đi, ông Đoàn Minh Lộc chỉ đạo giáo viên thu lại 24 triệu đồng...

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Hướng Hóa đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Lộc.

Qua kiểm tra, phát hiện ông Lộc có nhiều sai phạm như thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra giám sát cán bộ nhân viên trong việc chi trả chế độ cho học sinh hộ nghèo; tự ý điều chỉnh cơ cấu giải thưởng trong cuộc thi phòng tránh bom mìn và tiền hỗ trợ của ngân hàng cho học sinh...

UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành hình thức kỷ luật ông Đoàn Minh Lộc với hình thức khiển trách và tiến hành điều chuyển công tác.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - nguyên Chủ tịch Hội tâm lý Giáo Dục, việc làm của vị hiệu trưởng trên là hành vi vi phạm đạo đức của người làm giáo dục. Chưa rõ mục đích bớt xén số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhằm vào việc cá nhân hay nhằm việc công nhưng với mục đích tư lợi thì phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, các trường hợp sai phạm đều có Hội đồng kỷ luật kiểm tra, bàn luận để xử lý. Nếu sai phạm chưa đến mức giáng chức vụ, hạ cấp bậc thì không thể giáng chức cá nhân vi phạm đó.

Nếu cán bộ quản lý tài chính không trong sáng, mà đặc biệt ở ngành giáo dục, thì còn có thể tạo ra niềm tin cho giáo viên, phụ huynh, học sinh tin tưởng nữa hay không? Đáng ra người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải là tấm gương để cán bộ, công nhân viên học tập, noi theo.

TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, để làm rõ trách nhiệm của vị hiệu trưởng này, chúng ta phải biết được số tiền sai phạm đang nằm ở đâu, nhằm mục đích gì. "Nếu số tiền sai phạm trên được thu lại nhằm vào mục đích chi tiêu, mua sắm trang thiết bị của trường hay hỗ trợ cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác thì vị hiệu Trưởng trên sai phạm về công tác quản lý, mục đích ban đầu của số tiền đó mà không thông báo, xin phép người tài trợ số tiền đó (ngân hàng tại địa phương - PV). Còn nếu số tiền nhằm mục đích tư lợi cá nhân thì phải xử lý theo quy định của pháp luật" - TS. Lâm nói.

Chuyên gia Tâm lý Lê Thị Túy - Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc cho biết, việc kỷ luật một cán bộ sai phạm tại cơ quan, tổ chức không có hình thức kỷ luật nào là "chuẩn". Riêng kỷ luật về mặt Đảng là hình thức kỷ luật chuẩn nhất và áp dụng đối với đảng viên. Việc kỷ luật khiển trách, điều chuyển công tác sang trường khác giữ nguyên chức vụ là kỷ luật nội bộ của một địa phương.

Kỷ luật tại một cơ quan, đơn vị do Hội đồng kỷ luật của cơ quan, đơn vị đó xem xét và đưa ra quyết định tùy thuộc vào tình hình cụ thể. "Nếu ngân hàng tại địa phương trao tặng số tiền 30 triệu đồng cho 60 em học sinh Cháu ngoan Bác Hồ thì vị hiệu trưởng kia phải trao đủ, đúng số tiền đã được ngân hàng chỉ định. Nếu muốn thay đổi người nhận, số tiền nhận thì phải hỏi ý kiến của ngân hàng trên, được sự đồng ý mới được phép thay đổi" - chuyên gia Túy nói.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết, nếu có chứng cứ về việc chiếm đoạt tiền hỗ trợ học sinh nghèo thì phải xử lý hình sự về tội tham ô tài sản chứ không chỉ xử lý kỷ luật và chuyển công tác như vậy.

Sai phạm khiến cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam xộ khám?

Ông Trần Văn Nam khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

Sai pham khien cuu Bi thu Binh Duong Tran Van Nam xo kham?

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét đối với ông Trần Văn Nam (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo quy định tại Điều 219 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Ảnh: TTXVN 

Sai pham khien cuu Bi thu Binh Duong Tran Van Nam xo kham?-Hinh-2

Ông Trần Văn Nam bị khởi tố, bắt giam do có sai phạm liên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2). Vụ án nêu trên thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.