Rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị tàn phá: Ai chịu trách nhiệm?
Văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Thân Minh Sâm ban hành cho rằng, để xảy ra các vụ phá rừng tự nhiên trái pháp luật trên địa bàn huyện, trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc?
Liên quan khu vực rừng tự nhiên trên địa bàn xã Canh Nậu (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) do Công ty Trường Lộc quản lý, liên tục bị tàn phá (Khoa học Đời sống số 22 ngày 1/6 đã phản ánh), làm việc với phóng viên, đại diện UBND huyện Yên Thế cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Trường Lộc. Tuy nhiên, công ty này không đồng tình với kết luận nêu trên.
Nhiều diện tích rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị tàn phá.
UBND Huyện: Doanh nghiệp buông lỏng quản lý
Làm việc với PV, ông Trần Thế Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Thế - đã cung cấp 2 văn bản: Số 132/BC-UBND do ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế ký ngày 27/3, gửi UBND tỉnh Bắc Giang, về "Tình hình công tác quản lý bảo vệ, sử dụng diện tích đất rừng được UBND tỉnh giao cho Công ty Trường Lộc thuê trên địa bàn huyện Yên Thế"; số 182/BC-UBND ngày 18/4, về "Kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý các vụ phá rừng trái pháp luật của Công ty Trường Lộc trên địa bàn xã Xuân Lương, Canh Nậu".
Văn bản số 132 của Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng để xảy ra xâm lấn, chặt phá rừng tự nhiên là do năng lực của Công ty Trường Lộc yếu kém...?
Theo văn bản số 132/BC-UBND, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế báo cáo việc để xảy ra tình trạng xâm canh, phát rừng, lấn chiếm, tranh chấp dẫn đến mất an ninh trật tự và mất rừng tự nhiên là do sự quản lý của Công ty Trường Lộc còn hạn chế, lỏng lẻo; công ty còn yếu kém về năng lực tài chính, quản lý, sản xuất…; có biểu hiện buông lỏng quản lý đối với diện tích rừng được thuê.
Công ty chưa chủ động phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để bảo vệ rừng và giải quyết tranh chấp, phát phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng... trên diện tích được thuê. Sự phối hợp của Công ty Trường Lộc với các cơ quan, đơn vị của huyện, Hạt Kiểm lâm, UBND xã và thôn, bản trong việc ngăn chặn, phát hiện, xác minh, làm rõ, xử lý đối tượng phát, phá rừng hiệu quả chưa cao.
Văn bản 182 của Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng: "Trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc...".
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi để rừng tự nhiên ở xã Canh Nậu bị tàn phá, trong văn bản số 182/BC-UBND ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng: "Trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc... Ông Ngô Xuân Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của Công ty Trường Lộc - phải là người chịu trách nhiệm chính".
Nhiều cây gỗ có tuổi đời hàng chục năm đã bị triệt hạ.
Liên quan sự việc này, ông Trần Thế Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Thế - cho biết thêm, sau khi có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, huyện đã thành lập tổ rà soát, giao Công an huyện lập hồ sơ vụ án.
“Công an huyện đang mời chuyên gia gỗ về giám định. Trong quá trình điều tra, nếu đủ điều kiện, cơ quan công an sẽ xem xét khởi tố vụ án”, ông Tùng thông tin.
Làm việc với PV, ông Ngô Xuân Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm người đại diện pháp luật của Công ty Trường Lộc - thừa nhận, đầu năm 2023, khu vực rừng tự nhiên ở xã Canh Nậu, do công ty quản lý, xảy ra 3 vụ phá rừng. Trong đó, một vụ bị Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế xử phạt hành chính 20 triệu đồng. Đối với hai vụ còn lại, ông Trường khẳng định, Công ty Trường Lộc không phá rừng, cũng không cắt cây gỗ tự nhiên.
Theo ông Trường, công ty có sai sót trong quá trình quản lý khi để xảy ra việc rừng tự nhiên bị phá và đã nghiêm túc kiểm điểm đội ngũ lãnh đạo, cán bộ. Tuy nhiên, ông không đồng tình với nguyên nhân để xảy ra những vụ phá rừng tự nhiên mà Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế nêu trong văn bản số 132, cho rằng: “Công ty Trường Lộc yếu kém về năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực sản xuất...".
Ông Trường lý giải, khi được UBND tỉnh Bắc Giang giao cho thuê 1.394,9 ha đất trên địa bàn huyện Yên Thế, theo quyết định 254/QĐ-UBND ngày 13/7/2011, Công ty Trường Lộc rất vất vả cùng các cơ quan chức năng vận động, thu hồi đất rừng từ phía người dân, cử lực lượng bảo vệ khu vực được bàn giao.
Giai đoạn đầu năm 2015, công ty mở một con đường để người dân đi lại. Cũng từ thời điểm này, những vụ cháy rừng liên tục xảy ra, vì nhiều người lấy cớ vào rừng bắt ong, hái măng... để phát, phá rừng tự nhiên.
Sau đó, công ty báo cáo chính quyền để xây dựng trạm barie trên đường vào khu Nhoan, cử người trông coi 24/24, với mục đích kiểm soát, hạn chế người vào rừng, đồng thời kiểm soát ô tô, công nông vào rừng chở keo, bạch đàn. Tuy nhiên, đến ngày 2/3, người dân kéo đến phản đối, đòi phá barie để tự do ra, vào rừng.
Ông Ngô Xuân Trường cho rằng, trong công tác bảo vệ rừng tự nhiên, Công ty Trường Lộc có phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, luôn đi cùng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế và có báo cáo tất cả sự việc xảy ra với Hạt Kiểm lâm. Công ty Trường Lộc không buông lỏng quản lý rừng…
Những vi phạm của Công ty Trường Lộc được nêu trong báo cáo của UBND huyện Yên Thế.
Báo cáo số 182/BC-UBND ngày 18/4 của UBND huyện Yên Thế cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, địa bàn xã Canh Nậu xảy ra 3 vụ phá rừng (ngày 8/2, 6/3, 17/3).
Vụ vi phạm thứ nhất: Công ty Trường Lộc ký hợp đồng khoán cho hộ ông N.V.T. phát dọn để trồng rừng. Tổng diện tích Công ty Trường Lộc tổ chức phát dọn để trồng rừng là 4,69 ha. Diện tích công ty phát vào rừng tự nhiên là 0,89 ha tại các lô 12a, 13a, 16, 16c, 25, 27 khoảnh 1, khu rừng Nhoan, bản Chay (xã Canh Nậu) (hiện trạng rừng bị chặt phá là rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng, thuộc loại rừng sản xuất).
Hành vi này ngay lập tức được người dân thông báo tới chính quyền địa phương. Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế sau đó lập hồ sơ, xử lý vi phạm hành chính số tiền 20 triệu đồng đối với ông T.
Vụ vi phạm thứ hai: Tại lô 14, khoảnh 2, bản Chay (xã Canh Nậu), rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị phát hiện chặt phá với diện tích 1,28 ha (hiện trạng rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh, thuộc loại rừng sản xuất).
Vụ vi phạm thứ 3: Diện tích rừng bị chặt phá 0,58 ha, thuộc lô 15, khoảnh 5, khu rừng Nhoan, bản Chay (xã Canh Nậu), do Công ty Trường Lộc quản lý (hiện trạng rừng bị chặt phá là rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh, thuộc rừng sản xuất).
Riêng vụ vi phạm thứ 2, 3 đều có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội “hủy hoại rừng”, đã được Công an huyện, Hạt Kiểm lâm, Viện KSND huyện tiến hành khám nghiệm hiện trường. Công an huyện Yên Thế đang điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ Nhật cải tạo nhà cũ, căn hộ rộng 50m2 đơn giản không tưởng
Một căn nhà rộng 50m2 củ kỹ đã được “biến hình” sau khi cải tạo, không gian mới mang vẻ đẹp bình dị và ấm cúng, gần gũi nhưng cũng vô cùng tiện nghi.
Doanh nghiệp vay tín dụng đen… dù ngân hàng hạ lãi suất
"Việc các doanh nghiệp BĐS vẫn đi vay tín dụng đen, dù lãi suất ngân hàng thấp cũng có nhiều lý do. Các ngân hàng hiện nay rất muốn cho vay nhưng còn nhiều vướng mắc...", TS Lê Đăng Doanh nhận định.
Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, các chuyên gia bất động sản (BĐS), chuyên gia kinh tế chỉ ra những nguyên nhân của việc ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất vay, nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận tín dụng.
Ở Việt Nam, có nhiều chiếc sập bằng gỗ hay bằng ngọc quý được định giá tiền tỷ bởi sự độc đáo, quý hiếm.
Sập đá bằng ngọc nặng 15 tấn rao bán giá cả tỷ đồng
Khối sập đá ngọc Serpentine nguyên khối nặng 15 tấn thuộc được vận chuyển từ Văn Chấn (Yên Bái) xuống Hà Nội được rao bán với giá 1 tỷ đồng.
Chiếc sập này làm từ đá ngọc Serpentine nguyên khối. (Ảnh: Tri thức và Cuộc sống)
Theo chủ nhân chiếc sập cho biết, chiếc sập bằng đá có màu xanh ngọc, dài 3,6m, rộng 2,2m và cao 68cm. Sập đá được ưa chuộng bởi chúng không chỉ đẹp mà còn có nhiều công dụng khác nhau. Người dùng có thể nằm ngủ hoặc dùng để ngồi uống nước.
Sập gỗ trắc bạc tỷ của “vua đồng nát” Hà thành
Ông Nguyễn Văn Thưởng (Đông Anh, Hà Nội) được mọi người gọi bằng cái tên "vua đồng nát Hà thành". Trong số hàng nghìn đồ cũ của ông Thưởng, đáng chú ý nhất là chiếc sập gỗ trắc cổ xưa được định giá lên tới 1,5 tỷ đồng.
Chiếc sập gỗ trắc bạc tỷ (Ảnh: Thời Đại Plus)
Chiếc sập trắc được rao giá cao là bởi thuộc loại quý hiếm và có lịch sử lâu đời. Chiếc sập có chiều dài 2,4m, rộng 2m và cao chừng 80cm. Mặt chiếc sập trang trí với bộ đục long lân quy phượng rất cầu kỳ và tinh xảo.
Sập gỗ 2 tỷ đồng của "tỷ phú chơi ngông"
Chủ nhân chiếc sập là anh Trần Đức Thuấn (Hà Nội). Anh vẫn được bạn bè gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc.
Chiếc sập gỗ 2 tỷ đồng (Ảnh: Thời Đại Plus)
Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, được định giá 2 tỷ đồng. Chiếc sập không cầu kỳ, kiểu cách nhưng toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Điều hút mắt người xem nhất là vô vàn họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Sập gỗ cẩm nghìn năm tuổi giá hơn 3 tỷ đồng
Chiếc sập gỗ có tên “Hoàng Gia” làm bằng gỗ cẩm lai nguyên khối hàng nghìn năm tuổi với đường vân đẹp, kích thước lớn, được đánh giá là một trong những chiếc sập gỗ đẹp hiếm có ở Việt Nam.
Chiếc sập gỗ nguyên khối quý hiếm (Ảnh: Dân Trí)
Chiếc sập nặng hơn 4 tấn, dài hơn 5m, rộng 2,1m và dày 30cm với hoa văn nổi, mềm mại. Chủ nhân của sập gỗ bạc tỷ này là anh Nguyễn Mạnh Cường (Thường Tín, Hà Nội). Giá của chiếc sập gụ này là 3,2 tỷ đồng.
Sập gỗ cẩm đỏ nguyên khối ở Sài Gòn
Chiếc sập gỗ cẩm đỏ nguyên khối có đường kính 2,2m, dài 4,4m, bề dày 24,5cm, nặng 3,2 tấn, được chào bán với giá gần 2,5 tỷ đồng tại một hội chợ ở TP.HCM vào năm 2016 khiến người dân xôn xao.
Sập gỗ giá hơn 2 tỷ đồng (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Chiếc sập này rất độc bởi đường vân và ánh màu của gỗ không chê vào đâu được, đặc biệt, với đường kính lên đến 2,2m, thuộc hàng rất hiếm và quý.
Chiếc sập 2 triệu USD của "vua đồ cổ" Sài Gòn
Đó là chiếc sập của ông Hoàng Văn Cường (TP.HCM), người được mệnh danh là "vua đồ cổ". Chiếc sập ba thành này có tuổi đời hơn 300 năm, nguồn gốc từ Trung Quốc. Chiếc sập được làm nguyên miếng bằng gỗ lệ chi (cây vải), được chạm khắc rất tinh xảo với hình con rồng đang ôm quả địa cầu, 2 vò rượu, chim chóc, hoa lá...
Chiếc sập bằng gỗ lệ chi (Ảnh: Zing)
Chiếc sập được giới chơi đồ cổ đánh giá là có một không hai. Ông Cường cho biết đã mua chiếc sập này vào năm 1976, ở Hà Tiên với giá 5 cây vàng. Đã có người trả 2 triệu USD nhưng ông không bán.