Rạn nứt nghiêm trọng trong Liên minh chống IS ở Syria

(Kiến Thức) - Mỹ và Pháp kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng pháo kích người Kurd ở miền bắc Syria, một hành động có thể gây rạn nứt nghiêm trọng trong  liên minh chống IS.

Trong cuộc điện đàm ngày 14/2 với Thủ tướng Ahmet Davutoglu, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt pháo kích người Kurd ở miền bắc Syria.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã ra tuyên bố tương tự, trong đó khẳng định việc  Thổ Nhĩ Kỳ bắn phá các vị trí của người Kurd ở tỉnh Aleppo sẽ làm leo thang đáng kể cuộc khủng hoảng Syria. Đây chính là rạn nứt nghiêm trọng trong liên minh chống IS ở Syria.
Ran nut nghiem trong trong Lien minh chong IS o Syria
Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích người Kurd ở miền bắc Syria.
Về việc Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích người Kurd ở miền bắc Syria, nhà phân tích Alexei Malashenko của Trung tâm Carnegie ở Moscow nói với Gazeta.Ru: "Đối với (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) Erdogan, việc  người Kurd tiến quân ở miền bắc Syria bị coi là một cú đâm sau lưng. Ankara có vẻ sợ hãi. Người Kurd từ lâu đã theo đuổi quyền tự chủ và hiện thời, họ đã có cơ hội. Về lâu về dài, quyền tự chủ của người Kurd sẽ giáng một đòn nặng vào cả Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ và danh tiếng của (Tổng thống) Erdogan".
Ngày 13/2, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn phá một vị trí do Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) của người Kurd ở tỉnh Aleppo. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào một ngôi làng và căn cứ không quân Menagh mà các lực lượng người Kurd vừa đánh chiến từ tay phiến quân.
Theo nhật báo Pháp Le Figaro, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tiến vào Syria để tiêu diệt Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) của người Kurd. Ông Davutoglu ngụ ý nói rằng một cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể "bảo vệ" tỉnh Aleppo khỏi rơi vào tay người Kurd.
Thành phố Aleppo có tầm quan trọng chiến lược đối với Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd và chính phủ Syria.  Hiện nay, quân đội Syria - được các cuộc không kích của Nga hỗ trợ - đã soát một phần của thành phố và đã gần như bao vây phần còn lại. Nếu phần còn lại của Aleppo được các lực lượng chính phủ Syria giải phóng, một khu vực rộng lớn dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Syria và người Kurd, hai đối thủ không đội trời chung của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Ran nut nghiem trong trong Lien minh chong IS o Syria-Hinh-2
Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích các vị trí của người Kurd bên trong lãnh thổ Syria.
Nếu điều này xảy ra, vị thế của các nhóm đối lập Syria, được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ,  sẽ bị suy yếu đáng kể trong quá trình đàm phán tại Geneva. Phe đối lập đã từ chối thương lượng với Damascus và kêu gọi chấm dứt các cuộc không kích của Nga ở Syria.
Tại cuộc hòa đàm ở Geneva, Mỹ và Ả-rập Xê-út vẫn  ủng hộ phe đối lập Syria, nhưng lập trường của Washington và Riyadh không hoàn toàn giống nhau.
Ran nut nghiem trong trong Lien minh chong IS o Syria-Hinh-3
Đã có rạn nứt giữa Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan về việc đối xử với người Kurd Syria. 
Các vụ pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria đã làm gia tăng căng thẳng trong liên minh chống IS do phương Tây cầm đầu. Điều này cho thấy Mỹ không thể kiểm soát tất cả mọi thứ trong liên minh.
Mỹ xem ra không muốn phát động một chiến dịch sử dụng bộ binh ở Syria. Đồng thời, Mỹ có thể nhắm mắt làm ngơ trước việc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ả-rập Xê-út đổ quân vào miền bắc Syria, với điều kiện hành động này không làm mất ổn định tình hình trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa“

(Kiến Thức) - Theo cựu quan chức CIA Larry Johnson, Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa”, khi Ankara chỉ theo đuổi lợi ích riêng và không hề quan tâm đến Mỹ.

Washington thông báo rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ 12 máy bay chiến đấu được điều đến nước này trước đó một tháng, bao gồm 6 tiêm kích F-15 Eagle và 6 cường kích F-15 Strike Eagle.

Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới thăm căn cứ quân sự Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Geoff Davis cho biết, đây chỉ là sự trùng hợp. Động thái này không có nghĩa là Mỹ thay đổi lập trường trong cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ và trong cuộc chiến chống IS.

Giới phân tích hiện đang băn khoăn về việc không quân Mỹ rút 12 máy bay chiến đấu F-15 khỏi một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ là do có chủ ý hay bị Ankara xua đuổi. Những chiếc chiến đấu cơ tiêm kích F-15 này đã được triển khai hồi tháng trước (trên cơ sở tạm thời) để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, sau vụ máy bay ném bom Su-24 bị bắn hạ.
Tho Nhi Ky dang o “ngoai vong cuong toa“
Cựu quan chức CIA Larry Johnson: Vviệc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Ankara “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.
Trả lời mạng tin RT của Nga về quyết định nói trên của Lầu Năm Góc, cựu quan chức CIA Larry Johnson cho rằng việc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.  Đây là một phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ.  Ankara bất mãn trước việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách buộc máy bay chiến đấu Mỹ rút đi, Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm thiểu khả năng yểm trợ trên không cho các lực lượng trên chiến đấu mặt đất chống IS ở Syria. Một lần nữa,  Thổ Nhĩ Kỳ lại gián tiếp thừa nhận việc hỗ trợ ISIS, chứ không sẵn sàng tiêu diệt tổ chức khủng bố này.

Đài Mỹ: Erdogan thua cháy túi trong canh bạc Syria

(Kiến Thức) - Đặt cược vào việc lật đổ Tổng thống Assad và hy vọng tiếp tục nhận trợ giúp từ Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thua cháy túi trong canh bạc Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thua cháy túi trong canh bạc Syria là nhận xét của đài Mỹ Public Radio International.
Suốt thời gian dài, kế hoạch của Washington là cố gắng lật đổ chính quyền Assad bằng mọi cách, dù cho phải hỗ trợ quân nổi dậy hay là tăng dần áp lực trong các cuộc đàm phán ở Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, theo Public Radio International, kết quả kế hoạch này đang bị nghi ngờ nghiêm trọng sau bước đột phá đầy ấn tượng ở Aleppo trong tuần qua của quân chính phủ Syria với sự yểm trợ của không quân  Nga.