Rắc rối quan hệ Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Đài Loan nâng cấp trái phép cảng quân sự ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhưng không gặp phải sự phản đối của Trung Quốc.

Đài Loan đang xây dựng trái phép cảng quân sự với số tiền đầu tư lên tới 100 triệu USD trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tuy nhiên, động thái này của Đài Loan lại không gặp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc.
Các chuyên gia chiến lược quân sự cho rằng, lý do về sự im lặng này vì Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của nước này và một ngày đảo Ba Bình sẽ thuộc về Trung Quốc khi Đài Loan trở lại sáp nhập vào đại lục.
Đảo Ba Bình được coi là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, và đây là một trong 5 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguồn nước tự nhiên.
Đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng trái phép.
Đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. 
“Đài Bắc biết là Bắc Kinh sẽ không bận tâm về hành động của Đài Loan ở quần đảo Trường Sa, nên họ có thể tự tin nâng cấp cơ sở vật chất tại đây mà không phải lo ngại sự chỉ trích từ phía Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc còn bảo vệ cơ sở của Đài Loan nếu cần thiết”, ông Denny Roy – nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Tư vấn Đông-Tây có trụ sở ở Hawaii.

Trung Quốc và Đài Loan mặc dù có mối quan hệ căng thẳng nhưng nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông, các nhà phân tích cũng như các chuyên gia quân sự đều cho rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ Ba Bình do tầm quan trọng chiến lược của hòn đảo này.

Ông Zhang Zhexin, nghiên cứu viên cấp cao về Đài Loan tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho biết, Bắc Kinh sẽ không có vấn đề gì trong việc Đài Loan phát triển đảo Ba Bình vì “Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”.
Tuy vậy, về phía mình Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông vì nước này cần giữ mối quan hệ tốt với Mỹ.
“Tôi nghĩ vấn đề chính là mối quan hệ Mỹ - Đài Loan. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Đài Loan không được đi gần với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”, ông Song Yann-Huei, chuyên gia về Biển Đông tại trung tâm nghiên cứu Academia Sincia của Đài Loan cho hay.
Việc nâng cấp cầu cảng ở đảo Ba Bình sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2015 hoặc sớm hơn, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay. Sau khi hoàn thành, cảng quân sự mới ở đảo Ba Bình có thể đón tàu khinh hạm 3000 tấn hoặc các tàu cảnh sát biển cỡ lớn. Không những thế, sân bay trên đảo Ba Bình cho phép máy bay vận tải C-130 hạ cánh.
Các quan chức Đài Loan cho biết, cảng mới ở đảo Ba Bình sẽ giúp hỗ trợ ngư dân Đài Loan cùng các tàu thăm dò trong khu vực.
Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Đài Loan chiếm đóng trái phép từ tháng 10/1956. Đảo Ba Bình nằm cách xa Đài Loan, vượt qua tầm hoạt động của máy bay chiến đấu F-16. Các binh sĩ Đài Loan luân phiên đồn trú trên đảo Ba Bình và bảo vệ hòn đảo này bằng vũ khí bảo vệ bờ biển. Đài Loan sử dụng máy bay quân sự C-130 để tiếp vận.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Căng thẳng giàn khoan HD981: Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, cụ thể ở giàn khoan Hải Dương 981 (HD981), Mỹ nói suông còn Nga bận rộn với Ukraine, có đóng vai trò nào trong cuộc khủng hoảng này?

Nga đang xích lại gần Trung Quốc

Tập Cận Bình: TQ “trỗi dậy hòa bình”... trừ Biển Đông, Hoa Đông?

(Kiến Thức) - Với căng thẳng tăng cao ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích lên tiếng chỉ trích ông Tập Cận Bình khi tuyên bố Trung Quốc sẽ trung thành với đường lối phát triển hòa bình.

Tuy nhiên, theo cách nhìn của Trung Quốc, không có sự khác biệt giữa các hành động của nước này trên Biển Đông cũng như “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. 
Trung Quốc ngang ngược cho rằng, vùng hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa – vốn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974) và đổ lỗi cho Việt Nam vì cản trở quyền được khai thác của Trung Quốc.