Ra công văn bán... áo lót cho nữ sinh, Long An xin rút kinh nghiệm

Trước phản ứng của dư luận về công văn giới thiệu sản phẩm "áo lá kháng khuẩn" của doanh nghiệp cho các nữ sinh, phòng GD&ĐT huyện Cần Đước và sở GD&ĐT tỉnh Long An thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm.
 

Trước phản ứng của dư luận về công văn giới thiệu sản phẩm "áo lá kháng khuẩn" của doanh nghiệp cho các nữ sinh, phòng GD&ĐT huyện Cần Đước và sở GD&ĐT tỉnh Long An thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm.
Sáng 23/7, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Cần Đước, tỉnh Long An xác nhận rằng, Văn bản mang số 1026/PGDĐT ngày 18/7/2019 nhằm giới thiệu "áo lá kháng khuẩn" đến các trường THCS do ông Đặng Minh Tấn, Phó Trưởng phòng ký là hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng cho hay: "Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Cần Đước ký văn bản này dựa trên sự giới thiệu của sở GD&ĐT tỉnh Long An. Và nội dung công văn chỉ là thông tin về sản phẩm, chứ không bắt buộc các học sinh mua".
Ra cong van ban... ao lot cho nu sinh, Long An xin rut kinh nghiem
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cần Đước (bìa phải). 
"Tôi cũng thừa nhận, việc giới thiệu sản phẩm này (áo lót cho nữ sinh – PV) là hơi nhạy cảm. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm", vị Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cần Đước nói.
Cùng thời điểm, ông Phạm Văn Thở, Chánh văn phòng sở GD&ĐT tỉnh Long An cũng cho biết, đơn vị này đã ra văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc phối hợp, hỗ trợ công ty dệt may Nguyên Dung để giới thiệu dòng sản phẩm "áo lá kháng khuẩn" vào ngày 17/7.
Thế nhưng, lãnh đạo Sở cũng nói, việc thực hiện này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh, không hề ép buộc.
"Nhưng trước phản ứng của dư luận, Sở nhận thấy, việc ban hành văn bản này là còn khiếm khuyết. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm trong việc ban hành các văn bản về sau. Đồng thời thông báo việc ngừng hỗ trợ doanh nghiệp bán sản phẩm đến các đơn vị trực thuộc", ông Phạm Văn Thở trình bày.
Đại diện sở GD&ĐT tỉnh Long An còn cho biết, công ty dệt may Nguyên Dung là một nhà hảo tâm thường xuyên của nhiều hội Cựu giáo chức trên cả nước.
Doanh nghiệp này thường xuyên có các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ kinh phí cho những hoạt động của hội Cựu giáo chức, giúp đỡ những giáo viên về già, tạo các hoạt động kỷ niệm hướng đến các giáo viên về hưu trong năm.
Vì thế, khi hội Cựu giáo chức tỉnh Long An gửi văn bản, đề nghị sở GD&ĐT tỉnh Long An hỗ trợ công ty Nguyên Dung giới thiệu sản phẩm, Sở đã đồng ý và ban hành công văn ngày 17/7 về việc phối hợp, hỗ trợ công ty dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm "Áo lá kháng khuẩn".
Sau đó, phòng GD&ĐT huyện Cần Đước tiếp tục ra văn bản đến hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện này để giới thiệu sản phẩm "áo lá kháng khuẩn" dành cho nữ sinh với giá 129.000 đồng/cái.
Theo nội dung văn bản, việc triển khai, giới thiệu sản phẩm trên tinh thần tự nguyện chứ không bắt buộc. Tuy nhiên, văn bản lại yêu cầu các trường lập danh sách học sinh có nhu cầu mua, liên hệ công ty này để đăng ký, thanh toán trực tiếp với công ty.
"Phòng GD&ĐT thông tin đến hiệu trưởng các trường THCS trực thuộc triển khai và thực hiện", trích văn bản của phòng GD&ĐT huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Văn bản này đang gây bất ngờ và ngại ngần cho lãnh đạo một số trường THCS trên địa bàn huyện Cần Đước.
Có người nêu ý kiến, việc nhà trường giới thiệu, triển khai thực hiện, lập danh sách về một sản phẩm nhạy cảm, mang tính cá nhân... của một công ty cụ thể là vô lý, không đúng với chức năng nhiệm vụ của cán bộ giáo viên.
Đây cũng không phải là công việc hay trách nhiệm của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục, nhưng lại có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện.
*) Title do Kiến Thức biên tập

Học sinh phổ thông học hay nghỉ cuối tuần: Phụ huynh cũng đang rối bời!

Nhiều bậc phụ huynh học sinh phổ thông muốn con được nghỉ cuối tuần, số khác lại muốn cho con đi học để đủ kiến thức, số khác nữa lại băn khoăn…

Tại hội nghị góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, liên quan thời gian học tập của học sinh phổ thông, nhiều luồng ý kiến đưa ra. Một luồng ý kiến đề xuất học sinh phổ thông không phải học cuối tuần, ý kiến khác cho rằng nên bố trí học cuối tuần và luồng ý kiến nữa cho rằng nên để các trường căn cứ tình hình thực tế để bố trí lịch học.

Phạt học sinh thế nào mới là giáo dục?

Trong khoảng vài năm trở lại đây, thỉnh thoảng tôi lại đọc được những tin tức "rùng mình" về các hình phạt mà giáo viên dành cho học sinh ở Việt Nam.

Đó là các chuyện từ bạo hành về thể chất như cô giáo phạt uống nước giẻ lau bảng, cô giáo đánh học sinh vì không làm bài tập, gần đây nhất là cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái cho đến bạo hành bằng tinh thần như chuyện cô giáo đến lớp không nói trong suốt 3 tháng, hay cô giáo chửi học sinh bằng những lời lẽ tục tĩu.

Vào trường điểm, học sinh có trở thành nhân tài?

(Kiến Thức) -Dù các trường thi tuyển hay xét tuyển chưa ngã ngũ, tuy nhiên với tâm lý áp lực thi cử, nhiều bậc phụ huynh vẫn quyết tâm cho con em mình đến các lò luyện thi vào lớp 6 tại nhiều trung tâm ở Hà Nội.

Năm 2018 - năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường có số lượng học sinh đăng ký dự tuyển nhiều hơn chỉ tiêu có thể áp dụng phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh.
Dựa trên cơ sở này, Sở GDĐT Hà Nội đã cho phép một số trường THCS được phép tổ chức tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển, hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Đây là các trường đặc thù, trường “điểm” có lượng thí sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu được tuyển sinh vào lớp 6.