Quỹ tranh cử “khủng” của ứng viên Tổng thống Mỹ Bernie Sanders

(Kiến Thức) - Chỉ trong hơn một tháng quỹ tranh cử của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã huy động được 18,2 triệu USD, kể từ khi ông tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2020.

Theo Business Insider, quỹ tranh cử của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã huy động được 18,2 triệu USD trong vòng 41 ngày, kể từ khi ông tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2020 hồi tháng 2/2019. Với số tiền này, ông Bernie Sanders có thể dẫn trước các ứng viên Dân chủ khác trong việc gây quỹ cho chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm sau.
Faiz Shakir, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Sanders, cho hay tổng số tiền gây quỹ trong quý 1/2019 của Thượng nghị sĩ bang Vermont này do 525 nghìn cá nhân đóng góp.
Quy tranh cu “khung” cua ung vien Tong thong My Bernie Sanders
Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders. Ảnh: ABC News. 
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền trong quỹ vận động tranh cử của ông Sanders lên tới 32 triệu USD, bao gồm 14 triệu USD trong ngân hàng mà thượng nghị sĩ này có được từ chiến dịch tranh cử trước đó.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, một ứng viên tổng thống khác, ngày 1/4 cho biết, bà đã huy động được 12 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của mình với sự đóng góp của 138.000 nhà tài trợ. 
Nina Turner, một quản lý chiến dịch tranh cử khác của ông Bernie Sanders, nhấn mạnh rằng cuộc khảo sát gần đây cho thấy ông Sanders giành được sự ủng hộ của các cử tri trẻ tuổi.
"Cuộc khảo sát chỉ ra rằng ông Bernie giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri từ 18 đến 29 tuổi. Họ hiểu họ muốn có một tương lai như thế nào", Turner cho hay.

Mời độc giả xem thêm video: Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ (Nguồn: TTXVN)

Cũng theo cuộc khảo sát gần đây, ông Sanders đứng sau cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc cạnh tranh giành sự đề cử của Đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống Mỹ 2020.
Đầu tháng 3/2019, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders của Đảng Dân chủ đã bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 tại quê nhà của ông ở quận Brooklyn, thành phố New York.
Phát biểu trước đông đảo người ủng hộ tại trường khuôn viên trường Đại học Brooklyn, vị Thượng nghị sĩ 77 tuổi đã bày tỏ quyết tâm đấu tranh cho hệ thống chăm sóc sức khỏe mang tên "Bảo hiểm cho tất cả" và mức lương tối thiểu 15 USD/giờ, đồng thời cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những ưu tiên khác trong chương trình nghị sự.

Nữ nghị sĩ Mỹ tuyên bố tranh cử Tổng thống 2020 là ai?

(Kiến Thức) - Cuối tuần qua, nữ Thượng nghị sĩ Mỹ Kirsten Gillibrand thuộc Đảng Dân chủ chính thức thông báo bà sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?
 Sáng hôm 17/3 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Kirsten Gillibrand đã chính thức thông báo bà sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: The Hill.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-2
"Chúng ta cần một nhà lãnh đạo, người có thể đưa ra những quyết định quan trọng, táo bạo và dũng cảm. Đó là lý do tại sao tôi tranh cử Tổng thống Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của các bạn", bà Gillibrand phát biểu trong một video được công bố vào sáng 17/3. Ảnh: AP.  

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-3
 Như vậy, bà Gillibrand sẽ cùng hơn 10 thành viên khác trong Đảng Dân chủ bước vào cuộc "cạnh tranh" để giành được sự đề cử trở thành đại diện của đảng này tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2020. Ảnh: Twitter.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-4
 Bà Kirsten Elizabeth Rutnik sinh ngày 9/12/1966 tại Albany, New York, trong một gia đình có cha mẹ đều là công tố viên. Ảnh: LGM.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-5
 Năm 1984, bà tốt nghiệp trường Emma Willard ở Troy, New York, và sau đó theo học tại Đại học Dartmouth. Ảnh: YF.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-6
 Nữ nghị sĩ Mỹ này cũng từng theo học tại một ngôi trường ở Bắc Kinh, Trung Quốc, và tốt nghiệp vào năm 1988. Bà nhận bằng Tiến sĩ của trường luật thuộc Đại học California vào năm 1991. Ảnh: BH.
 
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-7
 Bà Kirsten từng làm việc trong chiến dịch tranh cử Thượng viện Mỹ năm 2000 của bà Hillary Clinton. Bà được bầu vào Hạ viện năm 2006. Ảnh: Politico. 

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-8
 Sau khi bà Hillary Clinton được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ năm 2009, bà Kirsten được "nhắm" vào chiếc ghế Thượng viện mà bà Clinton bỏ trống và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm 2010. Ảnh: CNN.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-9
 Bà cũng tái đắc cử để tiếp tục giữ ghế Thượng nghị sĩ trong cuộc bầu cử vào năm 2012 và 2018. Ảnh: AP. 

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-10
 Về đời tư, bà Kirsten kết hôn với ông Jonathan Gillibrand vào năm 2001 và họ có hai người con trai. Ảnh: Wikipedia.

Ngưỡng mộ 3 vị Tổng thống Mỹ nổi tiếng sinh năm Hợi

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Thomas Jefferson, cựu Tổng thống Ronald Reagan, và vị tổng thống thứ 7 của nước này - Andrew Jackson là ba vị Tổng thống Mỹ nổi tiếng sinh năm Hợi.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi
Cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson (1743 – 1826) là một vị chính khách nổi tiếng thế giới sinh năm Hợi. Ông là Ngoại trưởng đầu tiên và Tổng thống thứ ba của nước Mỹ. Ảnh: Wikipedia. 

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-2
 Cựu Tổng thống Thomas Jefferson là người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Mỹ (Democratic-Republican Party), và là một nhà triết học chính trị có ảnh hưởng lớn, một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Ảnh: Getty.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-3
 Ông Thomas Jefferson là Phó Tổng thống thứ hai của Mỹ trong khoảng thời gian 1797-1801 và là ông chủ Nhà Trắng từ năm 1801 đến 1809. Ảnh: AC.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-4
Sau 2 nhiệm kỳ, ông Jefferson rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập trường Đại học Virginia. Có thể nói đây là một trong những công trình quan trọng nhất trong cuộc đời cựu Tổng thống Jefferson. Ảnh: FB. 

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-5
Vị Tổng thống thứ 7 của nước Mỹ - Andrew Jackson – là vị chính trị gia mang hầu hết các đặc điểm tích cực tiêu biểu của các chính trị gia tuổi Hợi. Ông Andrew Jackson sinh ngày 15/3/1767 tại khu định cư Waxhaw trong một gia đình gốc người Scotland và Ireland trước khi cuộc Cách mạng Mỹ bùng nổ. Ảnh: Wikipedia. 

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-6
 Andrew Jackson trở thành thẩm phán trong Tòa án Tối cao bang Tennessee từ năm 1798 đến 1804. Năm 1801, ông Jackson được bổ nhiệm làm Đại tá lực lượng dân quân bang Tennessee và trở thành chỉ huy của lực lượng này 1 năm sau đó. Ảnh: Getty.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-7
 Ông Jackson làm Thống đốc bang Florida trong một thời gian ngắn trước khi trở thành Thượng nghĩ sĩ bang Tennessee vào năm 1823. Vào năm 1828, Jackson lần thứ hai ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ và giành chiến thắng. Ảnh: Getty.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-8
Năm 1835, ông Jackson trở thành Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ giúp đất nước trả hết nợ công của quốc gia. Sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 1937, ông tiếp tục hoạt động trong các công việc chính trị của Đảng Dân Chủ và hỗ trợ nhiệm kỳ của các Tổng thống Martin Van Buren và James K. Polk. Ảnh: Getty. 

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-9
 Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (1911-2004) sinh tại thành phố Tampico, Illinois và lớn lên ở Dixon. Ông theo học Đại học Eureka và có bằng cử nhân về kinh tế và xã hội học. Sau khi tốt nghiệp, đầu tiên ông chuyển đến tiểu bang Iowa để làm việc trong vai trò phát thanh viên. Ảnh: DB.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-10
Ông là Thống đốc thứ 33 của bang California trong khoảng thời gian 1967–1975). Ngoài ra, ông Reagan từng là diễn viên truyền hình, truyền thanh và điện ảnh. Ảnh: foreignpolicy.com. 

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-11
 Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1980, ông Reagan đã đánh bại đương kim Tổng thống Jimmy Carter và trở thành vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ. Ảnh: NR.

Nguong mo 3 vi Tong thong My noi tieng sinh nam Hoi-Hinh-12
 Trong vai trò tổng thống, ông Reagan thực hiện các đề xướng kinh tế và chính trị mới có tầm cỡ. Các chính sách kinh tế trọng cung của ông, được gọi là "Reaganomics", có chủ trương giảm tỉ lệ thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát nguồn tiền để giảm lạm phát, bãi bỏ kiểm soát kinh tế và giảm chi tiêu của chính phủ. Ông Reagan rời chức tổng thống vào năm 1989. Ảnh: WT.

Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chuyện gì tiếp theo?

Quốc hội Mỹ có các công cụ để chấm dứt sắc lệnh tình trạng khẩn cấp của tổng thống, nhưng họ sẽ khó hội đủ 2/3 số phiếu ủng hộ ở cả hai viện để vô hiệu hóa quyền phủ quyết của ông chủ Nhà Trắng.

Tổng thống Trump ngày 15/2 đã ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, một thẩm quyền mà ông sử dụng để huy động ngân sách xây dựng bức tường biên giới, sau khi thỏa thuận đạt được với quốc hội trước đó một ngày chỉ cho phép rót số tiền ít ỏi 1,375 tỉ USD cho dự án này so với mức 5,7 tỉ USD mà nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?
 Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để lấy thêm nguồn tài chính xây dựng bức tường biên giới với Mexico, Tổng thống Mỹ Donald Trump viện dẫn thẩm quyền đặc biệt để vượt qua quyền hạn của Quốc hội.
Theo tờ New York Times, đảng Dân chủ chắc chắn đang sôi sục trong khi một số thành viên của đảng Cộng hòa cũng bất an trước quyết định của tổng thống. Và để ngăn chặn lệnh tình trạng khẩn cấp, các nhà lập pháp có hai con đường - một ở Quốc hội, một nơi tòa án.
Trước hết, quyền ban bố tình trạng khẩn cấp là gì?
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-2
Ảnh minh họa: Tổng thống Trump đang đặt bút ký một sắc lệnh. 
Tổng thống Mỹ có thẩm quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để tăng cường quyền hành pháp bằng cách thiết lập những ngoại lệ để bản thân có thể vượt quá các nguyên tắc. Động thái này sẽ cho phép chính phủ phản ứng nhanh chóng với tình trạng khẩn cấp mà nước Mỹ đang phải đối mặt.
Đạo luật Khẩn cấp quốc gia, có hiệu lực năm 1976 trong kỷ nguyên cải cách sau vụ bê bối Watergate, quy định cách thức tổng thống có thể thực thi quyền lực này. Đạo luật yêu cầu tổng thống chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và thông báo với quốc hội quy chế nào đang được kích hoạt.
Tổng thống Trump ban bố tình trạng khẩn cấp để lấy tiền xây tường như thế nào?
Theo báo trên, chính quyền của Tổng thống Trump có thể dựa vào hai bộ luật cho phép xây dựng bức tường biên giới mà không cần ngân sách cấp phép từ quốc hội.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-3
Tổng thống Mỹ bên mẫu bức tường biên giới mà ông yêu cầu thiết kế. Ảnh: AP. 
Một luật cho phép Bộ trưởng Lục quân ngừng các dự án xây công trình quân sự sau khi tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Thay vào đó, Bộ trưởng Lục quân sẽ chỉ đạo binh sĩ và các nguồn lực khác chuyển sang xây dựng các công trình dân sự, quốc phòng dân sự - như bức tường biên giới trong trường hợp này.
Một luật khác cho phép Bộ trưởng Quốc phòng bắt đầu các dự án xây dựng quân sự trong tình trạng khẩn cấp dù không được luật cho phép nhưng lại cần thiết với các lực lượng vũ trang. Các dự án này sử dụng ngân sách do quốc hội cấp phép, song khoản tiền chưa được phân bổ cho những dự án cụ thể.
Với hai luật trên cũng như các luật tương tự, Tổng thống Mỹ có thể linh hoạt dùng ngân sách trong tình trạng khẩn cấp.
Quốc hội có thể làm gì để ngăn cản?
Quốc hội Mỹ không có quyền ngăn tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, theo Đạo luật Khẩn cấp quốc gia, Hạ viện và Thượng viện có thể đưa ra một nghị quyết chung nhằm chấm dứt tình trạng khẩn cấp nếu họ tin rằng tổng thống đang hành động thiếu trách nhiệm hoặc mối đe dọa đã tan biến. Mặc dù vậy, các nhà lập pháp Mỹ đã không sử dụng quyền lực này trong hơn 40 năm qua.
Nghị sĩ Dân chủ Joaquin Castro, đại diện bang Texas và là người đứng đầu nhóm nghị sĩ Hispanic, hôm 14/2 cho biết ông sẵn sàng đưa ra một nghị quyết như vậy nếu Tổng thống Trump ký sắc lệnh tình trạng khẩn cấp. Với đa số khá áp đảo tại Hạ viện, đảng Dân chủ rất có thể sẽ thông qua nghị quyết đó hoặc một văn kiện tương tự.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ việc ban hành nghị quyết chung để chấm dứt tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống, theo quy trình được mô tả trong Đạo luật Khẩn cấp quốc gia và sẵn sàng theo đuổi tất cả các lựa chọn pháp lý khác", Hạ nghị sĩ Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện khẳng định.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-4
 Một đoạn hàng rào trên biên giới Mỹ - Mexico. Ảnh: Reuters.
Đạo luật Khẩn cấp quốc gia cũng quy định, nếu một viện quốc hội thông qua nghị quyết chấm dứt tình trạng khẩn cấp thì viện còn lại phải đưa ra bỏ phiếu trong vòng 18 ngày. Mặc dù đảng Dân chủ chiếm thiểu số tại Thượng viện, nhưng phe Dân chủ sẽ chỉ cần một số ít thành viên đảng Cộng hòa tham gia cùng họ để có thể thông qua nghị quyết tại Thượng viện và gửi nó tới bàn của Tổng thống Trump.
Tờ New York Times cho rằng "thật dễ dàng để tưởng tượng có đến nửa tá hoặc nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa tham gia phe Dân chủ" vì họ lo ngại hành động của ông Trump sẽ gây ra một tiền lệ nguy hiểm.
Tổng thống sẽ làm gì tiếp theo?
Giống như bất kỳ dự luật nào khác được gửi tới bàn của tổng thống, ông Trump có thể phủ quyết nghị quyết chung của Quốc hội về chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia, miễn là nó không được thông qua với đa số tuyệt đối (quá 2/3 số phiếu thuận) ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-5
Người nhập cư từ phía Mexico nhìn qua hàng rào biên giới trong lúc lính biên phòng Mỹ canh gác. Ảnh: AP. 
Quy định về đa số tuyệt đối (chứ không phải đa số tối thiểu là quá bán) khiến Quốc hội Mỹ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống. Tại Thượng viện Mỹ khóa 116 hiện nay, đảng Cộng hòa đang chiếm đa số với 53 ghế, đảng Dân chủ giữ 47 ghế.
Cơ hội ngăn chặn với Lưỡng viện Quốc hội Mỹ
Có khoảng 6 nghị sĩ Cộng hòa của Tổng thống đã công khai phản đối tuyên bố tình trạng khẩn cấp. "Tôi không tin rằng Luật Khẩn cấp quốc gia đã dự tính việc một tổng thống thay đổi mục đích sử dụng hàng tỉ đôla nằm ngoài quy trình thông thường. Tôi cũng tin rằng điều đó không chắc là hợp hiến và sẽ gặp thách thức tại tòa án", Thượng nghị sĩ Cộng hòa Susan Collins phát biểu hôm 14/2.
Tuy nhiên, rất khó có khả năng đảng Dân chủ có thể nhận đủ lá phiếu ủng hộ từ các nhà lập pháp Cộng hòa tại Hạ viện hoặc Thượng viện để hội đủ số phiếu ủng hộ quá 2/3, nhằm "khóa" luôn quyền phủ quyết của tổng thống.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-6
 
Song họ cũng có thể cố gắng tìm sự ủng hộ của lưỡng đảng cho việc xây dựng luật ngăn chặn Tổng thống Trump rút tiền để xây tường từ các quỹ do quốc hội phân bổ để cứu trợ thảm họa.