Quy tắc "6 chiếc lọ" giúp quản lý chi tiêu hiệu quả, không lo cháy túi

Dưới đây là quý tắc "6 chiếc lọ" giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, không lo cháy túi dù thu nhập cực kỳ khiêm tốn. Hãy cùng tham khảo nhé.

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?
Quy tắc 6 chiếc lọ do - T. Harv Eker lập ra - tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind) và Làm giàu nhanh (Speed Wealth) bán chạy bậc nhất toàn cầu. Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có đủ khả năng áp dụng quy tắc này để quản lý tiền bạc, thậm chí dù thu nhập của bạn cực kỳ khiêm tốn.
Cụ thể, bạn hãy chia thu nhập của mình thành "6 chiếc lọ", hay gọi dễ hiểu là 6 quỹ tài chính hoàn toàn tách biệt nhau. Mỗi khi có lương, thưởng, thu nhập ngoài luồng, bạn hãy tổng hợp hết lại và chia thành 6 quỹ. Cụ thể như sau:
Quy tac
Ảnh minh họa. 

Lọ số 1: Chi tiêu cần thiết (55% thu nhập)

Quỹ chi tiêu cần thiết bao gồm các sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, sinh hoạt, chi trả hóa đơn, điện nước, xăng xe. Đây là chiếc lọ khiến thu nhập của bạn tiêu hao nhiều nhất.
Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
Quỹ tiết kiệm dài hạn tức là dành dụm cho những mục tiêu lớn, dài hạn như: mua nhà, mua xe, đám cưới, con cái... Chiếc lọ này sẽ giúp bạn sống có động lực hơn. Cách tốt nhất để bảo vệ chiếc lọ này không bị xâm phạm là gửi tiết kiệm.
Lọ số 3: Giáo dục (10% thu nhập)
Quỹ giáo dục là khoản tiền để mua sách, tham gia các khóa học,... để bạn gia tăng kiến thức, trở nên hoàn thiện hơn về nhân cách và trí tuệ, thậm chí có thể gia tăng thu nhập.
Lọ số 4: Hưởng thụ (10% thu nhập)
Quỹ hưởng thụ là khoản tiền dành để bạn mua sắm, gặp gỡ bạn bè, spa, du lịch. Có nghỉ ngơi, cơ thể mới được nạp nhiên liệu, có thêm động lực để làm việc tốt hơn.
Lọ số 5: Quý tự do tài chính (10% thu nhập)
Tự do tài chính quỹ này là các khoản gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn. Nếu biết sử dụng thông minh, bạn đã tạo ra "con ngỗng" đẻ trứng vàng, lời lãi sinh gấp bội. Hãy học hỏi thật chu đáo và biết tham khảo ý kiến chuyên gia để đầu tư hiệu quả, phòng tránh rủi ro.
Lọ số 6: Quỹ từ thiện (5% thu nhập)
Đây là khoản giúp đỡ cộng đồng, cưới hỏi, đám xá... Vốn là không thể thiếu để cuộc sống trở nên tốt đẹp, và duy trì được những mối quan hệ hữu hảo.

"Người ta thưởng Tết trăm triệu, tôi chỉ đủ biếu bố mẹ, mua vài bộ đồ"

Không phải ai cũng được thưởng Tết cao. Có người dùng số tiền thưởng Tết mua vài bộ đồ, số khác lại chỉ đủ tiền biếu bố mẹ, sắm sửa đồ đạc trang trí mùa Tết là hết sạch.

"Đi làm một năm, ai cũng muốn nhận được thưởng Tết xứng đáng", Tiến Hải (25 tuổi, nhân viên marketing tại công ty truyền thông) khẳng định với Zing.vn.

Đó cũng là câu nói anh thường sử dụng khi trò chuyện với bạn bè, nhất là khi cuối năm khối lượng công việc nhiều, tăng ca liên miên. Khoản thưởng không chỉ là vấn đề tiền, nó còn lời cách thừa nhận năng lực của công ty với nhân viên.
Chàng trai 25 tuổi mong đợi số tiền thưởng "tạm được" từ công ty. Anh đang có quá nhiều thứ phải làm: mua quần áo, sắm sửa nhà cửa, biếu tiền bố mẹ ăn Tết, dự định mua con xe mới...

Suy nghĩ của Tiến Hải cũng là "nỗi lòng" chung của những người làm văn phòng. Dịp cuối năm, "thưởng Tết" là cụm từ được nhiều người nhắc đi nhắc lại, thậm chí xem đây là chủ đề chính trong những cuộc trò chuyện.

Chồng lương 10 triệu, vợ khéo léo chi tiêu vẫn dư 3 phần

Một gia đình 4 thành viên, chỉ có chồng đi làm với mức lương 10 triệu đồng/tháng liệu có đủ chi tiêu? Với tình thế này, tiết kiệm là điều khá xa xỉ với nhiều gia đình, thế nhưng bà mẹ trẻ dưới đây lại có tuyệt chiêu đấy.

Cuộc sống độc thân đơn giản thoải mái ai cũng biết, đến khi có gia đình thì áp lực tiền bạc càng đè nặng lên vai cả hai vợ chồng, nhất là sau khi sinh con, mọi chi phí dường như đội lên gấp đôi. Lúc này có biết bao nhiêu thứ để chi tiêu, nếu những gia đình với thu nhập trung bình mà không biết cách cân bằng, tiết kiệm sẽ dễ dẫn đến thiếu trước hụt sau, gây ảnh hưởng đến tài chính gia đình.

Chi tiêu Tết của hội chị em: 70 triệu đồng mới đủ?

Thực tế, không có một con số cụ thể nào cho việc chi tiêu tết được xem là hợp lý cho mọi gia đình, mà phải tuỳ vào điều kiện kinh tế. Nếu dư dả, 70 triệu đồng cho một cái tết cũng không có gì để... choáng.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, trên nhiều diễn đàn phụ nữ, các chị em bắt đầu bàn tán xôn xao về chuyện chi tiêu cho tết, mua thứ gì, sắm sửa ở đâu...