Quy định về ngắt mạch thị trường và bán khống có hiệu lực từ 15/2

(Vietnamdaily) - Các quy định chính về TT120 vẫn là ngắt mạch thị trường và khung pháp lý quy định về giao dịch trong ngày và bán khống. 

Thông tư 120/2020/BTC (TT120), được ban hành ngày 31/12/2020, đã chính thức đưa thông tư dự thảo về giao dịch chứng khoán được đề xuất vào cuối tháng 8/2020 để thay thế TT 203/2015/BTC (quy định về giao dịch chứng khoán, có hiệu lực từ 01/07/2016). TT120 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2021. 
Các quy định chính về TT120 vẫn là ngắt mạch thị trường và khung pháp lý quy định về giao dịch trong ngày và bán khống.
Theo đó, TT120 chính thức thông qua khuôn khổ pháp lý liên quan đến bán khống tại thị trường Việt Nam như thông tư dự thảo; hoạt động bán khống trước đây đã bị cấm theo Nghị định 108/2013 và điều chỉnh Nghị định 108/2013 (NĐ 145/2016) và không được đề cập trong Luật Chứng khoán trong năm 2019.
Quy dinh ve ngat mach thi truong va ban khong co hieu luc tu 15/2-Hinh-3
 
TT120 cũng giới thiệu khái niệm hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP), đã không được đề cập trong thông tư dự thảo vào tháng 8/2020.
Điều 7 trong TT120 chia giao dịch chứng khoán thành 2 giai đoạn – trước và sau khi áp dụng CCP. Trong giai đoạn trước CCP, nhà đầu tư (NĐT) vẫn đặt lệnh mua khi có đủ tiền hoặc theo hợp đồng ký quỹ ký với CTCK.
Trong giai đoạn sau CCP, (1) NĐT yêu cầu có đủ tài sản ký quỹ bù trừ tại thanh viên bù trừ; và (2) CTCK chỉ được nhập lệnh vào hệ thống khi NĐT đã đáp ứng yêu cầu.
Trong trường hợp NĐT mở tài khoản giao giao dịch và thanh toán tại công ty chứng khoán và mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán sẽ chỉ đặt lệnh sau khi có sự đảm bảo hoặc xác nhận từ ngân hàng lưu ký về tình trạng đáp ứng yêu cầu của NĐT; và (3) việc giám sát và xác nhận về chứng khoán và số dư tiền mặt trước khi giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện phù hợp với quy định.
VCSC tin rằng việc áp dụng nền tảng giao dịch mới, bao gồm thanh toán CCP, sẽ diễn ra trong năm 2021.

Sửa Thông tư 203: Bổ sung cơ chế bán khống, giao dịch trong ngày, ngắt mạch TTCK

 Trong dự thảo thông tư mới thay thế Thông tư số 203/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm cơ chế bán khống, giao dịch trong ngày; bổ sung công cụ ngắt mạch thị trường chứng khoán (TTCK). Ngoài ra, quy định cụ thể về độ tuổi được phép mở tài khoản chứng khoán là từ 15 tuổi trở lên.

Sua Thong tu 203: Bo sung co che ban khong, giao dich trong ngay, ngat mach TTCK

Sửa Thông tư 203: Bổ sung cơ chế bán khống, giao dịch trong ngày, ngắt mạch TTCK

Ẩn họa rủi ro với công ty chứng khoán

Nhiều công ty chứng khoán gặp vấn đề về tài chính do liên tục thua lỗ, đầu tư cổ phiếu OTC...

Gặp vấn đề tài chính do đầu tư cổ phiếu OTC, liên tục thua lỗ

Tháng 3, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á, công ty con của Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) vì không khôi phục được hoạt động sau thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh do thua lỗ. Bên cạnh đó, kiểm toán cũng chỉ ra nhiều vấn đề tài chính với DAS - công ty con của Ngân hàng Đông Á.

Đề xuất chuyển huyện Cần Giờ lên quận

(Vietnamdaily) - Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý kiến đến UBND TP HCM, Sở Quy hoạch và Kiến trúc về Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng TP HCM.

Theo văn bản này, HoREA cho biết đã nghiên cứu và đánh giá cao phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu và nội dung "Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ" giai đoạn 2010 – 2020 của Viện Quy hoạch xây dựng (thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM), là đơn vị tư vấn được Sở Quy hoạch và Kiến trúc lựa chọn thực hiện "Báo cáo".

Theo đó, ngoài quy hoạch giao thông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Hiệp hội đề nghị nghiên cứu bổ sung quy hoạch giao thông, đô thị, như sau: