Quảng Trị mua máy xét nghiệm Covid-19 giá 1,5 tỷ đồng

Trong khi một số địa phương mua hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR tự động với giá 7 tỷ đồng thì tỉnh Quảng Trị chỉ mất 1,5 tỷ.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, sở y tế, đơn vị trực thuộc, yêu cầu báo cáo toàn bộ các hợp đồng mua thiết bị sau việc Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) và 6 người khác bị bắt vì cấu kết nâng giá khi mua hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR tự động.
Theo yêu cầu này, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đang rà soát lại toàn bộ việc mua thiết bị phòng chống dịch Covid-19 trong đó có hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR tự động. Tuy nhiên, trong khi một số địa phương khác như Quảng Nam chi hơn 7,2 tỷ đồng để mua máy xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR tự động thì Quảng Trị chỉ phải bỏ ra 1,5 tỷ đồng.
Quang Tri mua may xet nghiem Covid-19 gia 1,5 ty dong
Sở Y tế Quảng Trị mua hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 với giá 1,5 tỷ đồng. Ảnh minh họa. 
Trao đổi với Zing chiều 26/4, ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết đơn vị này đã đưa máy xét nghiệm Realtime PCR vào sử dụng đầu tháng 4. "Kinh phí tỉnh duyệt là 1,65 tỷ nhưng sở đã đàm phán và mua máy xét nghiệm Realtime PCR với giá 1,5 tỷ. Ngoài ra, còn mua thêm máy tách chiết tự động 32 lỗ có giá 650 triệu trong khi 1 số địa phương khác lại mua loại 18 lỗ mà có giá đến 1,6 tỷ đồng", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, thiết bị xét nghiệm Realtime PCR địa phương mua là lô hàng nhập khẩu từ Mỹ và được đơn vị chuyên môn kiểm tra, thẩm định. Việc mua máy tuy được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu do yêu cầu sử dụng khi dịch Covid-19 đang rất cấp bách nhưng đảm bảo sự chặt chẽ, rõ ràng.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cũng nói rằng bản thân khá bất ngờ và có chút khó tin khi thấy mức giá máy xét nghiệm này ở một số địa phương lên đến 7,2 tỷ đồng.
"Máy móc của địa phương khác trang bị có thể hiện đại hơn nhưng với mức giá hơn 7 tỷ đồng thì cao hơn rất nhiều thiết bị tỉnh Quảng Trị đầu tư xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Với thiết bị Sở Y tế Quảng Trị mua, đến nay đã xét nghiệm được ít nhất 2.000 mẫu bệnh phẩm để kiểm tra Covid-19", ông Hùng thông tin. 
Nói về thông tin giá hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR ở một số tỉnh thành có thể bị nâng giá, ông Hùng cho rằng cần có cái nhìn khách quan, cảm thông hơn về vụ việc, vì có thể ngay chính ngành y tế đôi lúc còn không rõ giá cả máy móc này.
Còn trong trường hợp có những người tham lam, sai trái khi tự ý báo giá không đúng hay đẩy giá máy móc lên cao để vụ lợi trong lúc cả nước đang chống dịch thì phải xử lý nghiêm.
"UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu sở mua máy thở để phục vụ việc phòng chống, điều trị bệnh nhân Covid-19 nếu có trường hợp mắc bệnh trên địa bàn. Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch Covid-19 đã bớt căng thẳng nên Sở Y tế đã xin lùi thời điểm mua để chờ sản phẩm máy thở trong nước sản xuất", Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho hay.
Hôm 22/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam ông Nguyễn Nhật Cảm (57 tuổi, Giám đốc CDC Hà Nội) cùng 6 người khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Cảnh sát bước đầu xác định các bị can này đã gian lận, thông đồng nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Dẫn lời cán bộ điều tra, báo chí nói rằng các bị can đã nâng khống giá trị máy xét nghiệm từ 2,3 tỷ thành 7 tỷ đồng.

Quảng Ninh mua máy xét nghiệm COVID-19: Dấu hỏi bất thường về Cty Y tế Việt, Ánh Sao?

(Kiến Thức) - Liên danh nhà thầu Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu Y tế Việt - Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao bán máy xét nghiệm COVID-19 cho Quảng Ninh, với giá trên 8,4 tỷ đồng. Sau khi CDC Hà Nội bị vạch trần, giá bán giảm còn 5,2 tỷ. Dấu hỏi về giá bán và liên danh nhà thầu khiến dư luận hoài nghi?

Ký hợp đồng mà thay đổi giá bán là có sự bất thường
Vụ việc Giám đốc CDC Hà Nội cùng 6 bị can bị khởi tố, bắt giam do đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm COVID-19 lên 7 tỷ trong khi giá nhập khẩu chỉ 2,3 tỷ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Quy chuẩn mới, đèn vàng tài xế có thể vượt qua khi nào?

(Kiến Thức) - Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ khi đèn vàng, người điều khiển xe dừng quá gần vạch được phép đi tiếp nếu thấy nguy hiểm.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016) quy định một số vấn đề mới mà tài xế cần lưu ý. Trong đó, quy định vượt đèn vàng không có sự khác biệt với quy định hiện hành.

Cán bộ CDC Hà Nội bị triệu tập do mua máy xét nghiệm COVID-19: Nếu sai… thế nào?

(Kiến Thức) - Trường hợp Cơ quan điều tra có căn cứ xác định, người nào có trách nhiệm thực hiện việc mua sắm thiết bị phòng dịch COVID-19 mà cấu kết nâng khống trị giá thực để chiếm đoạt tiền của Nhà nước thì sẽ bị khởi tố về Tham ô tài sản.

Theo thông tin của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp Ban chỉ đạo thành phố về phòng chống dịch COVID-19 sáng 17/4, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) của Bộ Công an đã mời một số cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) làm việc xung quanh quá trình mua sắm máy xét nghiệm COVID-19. Vụ này cũng liên quan đến một số tỉnh thành khác.
Ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, quan điểm của thường trực Thành ủy, bí thư Thành ủy và Ban chỉ đạo là các trường hợp vi phạm phải được điều tra xử lý nghiêm. Không nương nhẹ bất cứ trường hợp nào. Trong điều kiện dịch bệnh mà vi phạm thì phải là tình tiết tăng nặng.