Quảng Nam: Vì sao sai phạm các gói thầu giáo dục phải chuyển CSĐT?

4 gói thầu mua sắm thiết bị dạy ngoại ngữ do Sở GD&ĐT Quảng Nam làm chủ đầu tư có nhiều sai phạm đến mức Thanh tra đề nghị chuyển thông tin cho Cơ quan CSĐT.

Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với 4 gói thầu mua sắm thiết bị dạy ngoại ngữ do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư; 3 gói thầu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế do Sở Y tế làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện. Trong đó, 4 gói thầu thiết bị dạy ngoại ngữ do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư có nhiều sai phạm đến mức phải chuyển thông tin sai phạm cho Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Nam.
Theo kết luận thanh tra, giai đoạn từ năm 2011 đến 2017, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 7 gói thầu do AIC trực tiếp thực hiện với tổng giá trị hơn 64 tỷ đồng, giá trị hợp đồng đã ký kết và đã thanh, quyết toán là hơn 56 tỷ đồng. Trong đó, có 04 gói thầu cung cấp trang thiết bị dạy học ngoại ngữ do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư, 03 gói thầu xây lắp hệ thống xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh do Sở Y tế làm chủ đầu tư.
Quang Nam: Vi sao sai pham cac goi thau giao duc phai chuyen CSDT?
 Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam. Ảnh: Đ.T
Thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận, Sở GĐ&ĐT tham mưu, trình UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh là không đúng quy định Luật Đấu thầu 2013; lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo theo quy định, không có quyết định mua sắm được phê duyệt; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đúng quy định, không có báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trình duyệt giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đúng theo quy định; đề xuất giá hàng hóa trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu chỉ căn cứ vào thông tin chứng thư thẩm định giá, không có báo cáo kết quả thẩm định giá của cơ quan thẩm định giá là không đúng theo quy định…
Đối với Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, đơn vị này thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đúng quy định, không có báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thực hiện thẩm định giá gói thầu số 2 về mua sắm trang thiết bị dạy học ngoại ngữ không đúng theo quy định; thẩm định giá gói thầu dựa trên thông tin liên hệ qua điện thoại, email của một nhà cung cấp là không đủ cơ sở pháp lý theo quy định…
Việc xác định, thẩm định giá gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính không đúng quy định pháp luật nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Đối với Ban Quản lý (BQL) Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, đơn vị này phê duyệt hồ sơ mời thầu không đảm bảo công bằng minh bạch trong đấu thầu theo quy định. Cụ thể, trong phê duyệt hồ sơ mời thầu có nội dung yêu cầu 4/6 mặt hàng có xuất xứ từ các nước Đông Nam Á.
Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cũng chỉ ra rằng, các nhà thầu tham dự các gói thầu có dấu hiệu vi phạm khoản 3 (các hành vi thông thầu) Điều 89 (các hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu) Luật Đấu thầu năm 2013 mà Sở GD&ĐT không phát hiện.
Sau khi xác minh, kiểm tra thực tế về số lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, hãng sản xuất, model, series các trang thiết bị dạy ngoại ngữ Sở GD&ĐT đã mua của đơn vị trúng thầu là AIC tại 4 gói thầu và bàn giao cho các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Thanh tra tỉnh phát hiện tổng số tiền sai phạm không có xuất xứ, không đúng xuất xứ, không có nguồn gốc là gần 5 tỷ đồng.
Cụ thể, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ Sở GD&ĐT mua của AIC xuất xứ là Singapore, nhưng thực tế thiết bị bàn giao tại các trường không có xuất xứ với số tiền 1.433.470.000 đồng.
Trang thiết bị dạy học ngoại ngữ Sở GD&ĐT mua của AIC xuất xứ là Singapore, nhưng thực tế thiết bị bàn giao tại các trường là của Trung Quốc với số tiền là 720.245.000 đồng.
Trang thiết bị dạy học ngoại ngữ Sở GD&ĐT mua của AIC xuất xứ là Đài Loan, nhưng thực tế thiết bị bàn giao tại các trường là không có xuất xứ với số tiền là 2.699.910.000 đồng.
Thanh tra tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng, công tác giao nhận gói thầu không chặt chẽ, buông lỏng quản lý; trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ đã mua sắm không thực sự phát huy hiệu quả như đề án đề ra, gây lãng phí lớn ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, khi bàn giao cho đơn vị thụ hưởng tại một số trường không có biên bản nghiệm thu, bàn giao; khi nghiệm thu, bàn giao không có chủ đầu tư; có nơi sau khi nghiệm thu, bàn giao vài ngày không sử dụng được, nơi sử dụng lâu nhất là 2 năm, và mục đích sử dụng cũng không phải vào việc dạy và học ngoại ngữ như mục tiêu của đề án.
“Hiện nay, đề án Nâng cao năng lực dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 đã kết thúc, các bên đã thực hiện thanh lý hợp đồng nên việc khắc phục, bồi thường hợp đồng là không thể thực hiện được", kết luận thanh tra nêu rõ.
Quang Nam: Vi sao sai pham cac goi thau giao duc phai chuyen CSDT?-Hinh-2
Sở Y tế Quảng Nam. Ảnh: M.C 
Đối với 3 gói thầu xây lắp Hệ thống xử lý nước thải y tế tại BV Đa khoa Tam Kỳ, BV Đa khoa huyện Phú Ninh và BV Y học cổ truyền Quảng Nam, theo Thanh tra tỉnh Quảng Nam, việc thực hiện đầu tư 3 công trình trên cơ bản tuân thủ theo đúng quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, hồ sơ thẩm định giá đối với 3 công trình đầu tư xây dựng trên đều không có báo cáo kết quả thẩm định giá. Trách nhiệm này thuộc về đơn vị thẩm định là Công ty Cổ phần thẩm định Đông Á- Chi nhánh Đà Nẵng, Công ty Cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ - Chi nhánh tại TPHCM; Sở Y tế, BQL các dự án đầu tư xây dựng công trình ngành Y tế Quảng Nam và các cá nhân nguyên lãnh đạo của Sở Y tế.
Sở Y tế phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với 3 công trình đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện: Đa khoa Tam Kỳ, Đa khoa huyện Phú Ninh và Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam có nội dung yêu cầu cụ thể về xuất xứ đối với thiết bị xử lý nước thải hợp khối FRP là không đảm bảo công bằng, minh bạch trong đấu thầu, không đúng quy định…
Song Thanh tra tỉnh Quảng Nam đánh giá, những sai phạm trong việc thực hiện 3 gói thầu xây lắp trên chủ yếu là sai sót trong việc chấp hành trình tự thủ tục, không có biểu hiện cố ý làm trái để trục lợi, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Hiện tại cả 3 công trình đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả xử lý nước thải y tế tại 3 bệnh viện.
Trước những hạn chế trên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo quy định đối với tập thể lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Y tế, Sở Tài chính, BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các cá nhân ông Hà Thanh Quốc – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, ông Thân Đức Sửu – Phó Giám đốc Sở Tài chính, ông Đỗ Xuân Anh – nguyên Phó Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh do vi phạm các quy định của pháp luật về đấu thầu và trách nhiệm của các cá nhân nguyên là lãnh đạo Sở Y tế do vi phạm các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, đã để xảy ra sai phạm như đã nêu.
Thanh tra tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị chuyển thông tin sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật về mua sắm trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư và AIC nhận thầu sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội thu hồi 400 biển quảng cáo ngoài trời để đấu thầu:

(Nguồn: VTV24)


Đà Nẵng: Xe chở cát ướt hoạt động rầm rộ, đủ “chiêu” trốn CSGT

Liên tục trong nhiều ngày, các phương tiện chở cát ướt, nước chảy thẳng xuống mặt đường, hoạt động rầm rộ trên Quốc lộ 14B và đường tránh Nam Hải Vân.

Ngày 11-12/3, có mặt trên tuyến đường tránh Nam Hải Vân và Quốc lộ 14B đoạn qua địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhóm phóng viên chúng tôi chứng kiến đoàn xe ben tải trọng lớn chở cát ướt liên tục lưu thông từ các mỏ cát đi vào tuyến Quốc lộ 14B và tuyến đường tránh Nam Hải Vân.

Clip xe chở cát ước chảy nước xuống đường trên quốc lộ 14B và đường tránh Nam Hải Vân.

“Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời“

Chiều 15/3, tại TP. Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm về đa dạng sinh học và mít ting hưởng ứng chiến dịch hành động vì động vật hoang dã.

“Ngung an thit thu rung, gop thien cho doi“
 Lễ khai mạc Triển lãm về đa dạng sinh học và mít tinh hưởng ứng chiến dịch hành động vì động vật hoang dã là hoạt động hưởng ứng "Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024" với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”.

Đà Nẵng: Incheon và loạt sai phạm ở các thẩm mỹ viện, phòng khám

PGĐ Phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng Trần Thanh Thủy khẳng định, trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ chưa được cấp phép, hoạt động “chui”.

Mới đây, một bệnh nhân tham gia gói điều trị vảy nến hàng chục triệu đồng tại Viện thẩm mỹ quốc tế Incheon ở địa chỉ 363 Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã phải "bỏ của chạy lấy người" và làm đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Da Nang: Incheon va loat sai pham o cac tham my vien, phong kham
Gia đình bệnh nhân phản ánh với Sở Y tế về hoạt động của Viện thẩm mỹ quốc tế Incheon.
Theo trình bày của bệnh nhân Trần Thị Hoa (trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), sau khi thăm khám và tư vấn, Viện thẩm mỹ quốc tế Incheon đã đưa ra phác đồ điều trị bắn tia sáng xanh để chữa dứt điểm bệnh vảy nến của bà trong một liệu trình (10 lần) với số tiền là 20 triệu đồng.
Sau khi đóng đủ tiền và tiến hành bắn tia lần thứ nhất được 2 ngày, bà Hoa bị sưng tấy đỏ toàn thân, nhức nhói khó chịu, đi đứng khó khăn và không thể ăn ngủ được. Quá hoảng sợ, gia đình đã đưa bà Hoa đến Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng nhập viện điều trị.
Da Nang: Incheon va loat sai pham o cac tham my vien, phong kham-Hinh-2
Bà Hoa bị sưng tấy đỏ toàn thân sau hai ngày bắn tia sáng xanh để chữa  bệnh vảy nến tại Viện thẩm mỹ quốc tế Incheon.
Nhiều lần bà Hoa liên hệ với Viện thẩm mỹ quốc tế Incheon để xin hoàn lại số tiền đã đóng nhưng cơ sở này từ chối trả tiền như đã cam kết bằng văn bản trước đó. Bức xúc, gia đình bà Hoa đã gửi đơn khiếu nại và liên hệ các cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Tri thức và cuộc sống, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng Trần Thanh Thủy cho biết, Sở Y tế TP. Đà Nẵng đã nhận được phản ánh của người dân về việc sử dụng dịch vụ y tế tại địa chỉ này. Sở Y tế đã thành lập đoàn thanh tra cùng với địa phương và các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh các nội dung phản ánh của người dân. Hiện nay, qua hệ thống dữ liệu của ngành, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng chưa cấp phép hoạt động khám chữa bệnh cũng như chưa tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ của cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 363 Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng."
Da Nang: Incheon va loat sai pham o cac tham my vien, phong kham-Hinh-3
 Bà Trần Thanh Thủy - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Đà Nẵng trả lời báo chí tại buổi họp báo ngày 20/3.
Thông tin của người đứng đầu ngành y tế thành phố Đà Nẵng cung cấp khiến nhiều người "ngã ngửa" khi cơ sở này hoạt động ngay trung tâm thành phố, trên con đường sầm uất bậc nhất Đà thành với bảng hiệu rất hoành tráng. Vụ việc khiến nhiều người nhớ đến các vụ "bác sĩ trình độ THPT", "lao công căng da mặt" hay "hoạt động chui" của các thẩm mỹ viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian gần đây.
Trước đó, vào tháng 10/2023, công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã phát hiện và đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ "chui" ID Korea tại địa chỉ số 265-267 Hùng Vương, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này không xuất trình Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại theo quy định, không trang bị thùng rác chuyên dụng để thu gom, lưu giữ rác thải y tế, rác thải nguy hại tại cơ sở; cơ sở chỉ trang bị thùng rác thông thường không có nắp đậy; không bố trí khu vực để thùng rác y tế; rác thải y tế để chung với rác thải thông thường.
Đáng nói hơn, lực lượng chức năng còn phát hiện bác sĩ thẩm mỹ của cơ sở này là bà L.T.H (SN 1999, trú huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đang thực hiện dịch vụ "nâng ngực" cho một khách hàng. Tuy nhiên, bà H. cho biết mình mới chỉ tốt nghiệp cấp THPT, chưa từng được đào tạo chuyên môn, không có bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Thế nhưng, quá trình làm việc, bà H. được nhân viên marketing của cơ sở ID Korea giới thiệu là "Bác sĩ thẩm mỹ giỏi nhất Đà Nẵng".
Da Nang: Incheon va loat sai pham o cac tham my vien, phong kham-Hinh-4
 Lực lượng chức năng kiểm tra tại Thẩm mỹ viện "chui" ID Korea
Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ ID Korea sau đó đã bị xử phạt hành chính 5 hành vi vi phạm với tổng số tiền phạt là 180 triệu đồng, đồng thời, bị đình chỉ hoạt động trong thời gian 24 tháng.

Ngoài xử phạt cơ sở này, UBND TP Đà Nẵng cũng ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà L.T.H (nhân viên của cơ sở) số tiền 35 triệu đồng về hành vi khám, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.

Tháng 8/2023, Công an quận Thanh Khê lại phát hiện tại Viện thẩm mỹ Kangzin (số 368 Hùng Vương), một phụ nữ là nhân viên lao công tại đây đang phẫu thuật can thiệp căng da mặt cho khách, trong khi người này không xuất trình được chứng chỉ hành nghề. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở thẩm mỹ Kangzin không xuất trình được các loại giấy tờ pháp lý đảm bảo đủ điều kiện hoạt động.
Da Nang: Incheon va loat sai pham o cac tham my vien, phong kham-Hinh-5
Nhân viên lao công không có chứng chỉ hành nghề đang căng da mặt cho khách tại thẩm mỹ viện Kangzin 
UBND quận Thanh Khê đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH MTV Kangzin (trụ sở chính tại quận Phú Nhuận, TP HCM - địa điểm kinh doanh thẩm mỹ Kangzin tại đường Hùng Vương, quận Thanh Khê) về 5 hành vi vi phạm với tổng số tiền 320 triệu đồng.
Mới đây, UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Phòng khám đa khoa Miền Trung thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Hữu Thọ với số tiền 170 triệu đồng.
Trước đó, ngày 30/1/2024, Đoàn kiểm tra do Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Đà Nẵng phối hợp với lực lượng chức năng liên quan kiểm tra Phòng khám đa khoa Miền Trung (280-282 Nguyễn Hữu Thọ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Đoàn kiểm tra phát hiện phòng khám này vi phạm các quy định như thực hiện không đúng một trong các nội dung giấy phép môi trường; không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định; bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định và không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định...
Da Nang: Incheon va loat sai pham o cac tham my vien, phong kham-Hinh-6
Phòng khám đa khoa Miền Trung thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Hữu Thọ bị xử phạt số tiền 170 triệu đồng. 
Thông tin với báo chí về tình hình hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn tại buổi Họp báo quý I/2024 do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức vào ngày 20/3, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Trần Thanh Thủy cho biết, năm 2023, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động của 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ; trong đó có 40 cơ sở hoạt động, nhưng đến 22 cơ sở có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động thẩm mỹ.
Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định, trên địa bàn thành phố có rất nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ chưa được cấp phép, hoạt động “chui” gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

“Về phía cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức năng đang quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức, hiểu biết của người dân.”, bà Thủy nhấn mạnh.

>>> Mời độc giả xem thêm video Chân dung “nữ bác sĩ dỏm” là “bác sĩ thẩm mỹ giỏi nhất Đà Nẵng”: