Quân nổi dậy Syria đánh chiếm tuyến đường nối Aleppo với al-Bab

(Kiến Thức) - Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/12 cho biết, quân nổi dây Syria FSA đã chiếm quyền kiểm soát tuyến đường nối thành phố Aleppo với thị trấn al-Bab.

Video quân đội Iraq đánh phiến quân IS ở Falljuah (Nguồn video MailOnline):
Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ trong một tuyên bố đưa ra ngày 21/12 cho biết, quân nổi dậy Syria với cái tên Quân đội Syria Tự do (FSA) (được sự hỗ trợ của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ) đã kiểm soát tuyến đường nối giữa thành phố Aleppo và thành phố al-Bab ở phía bắc Syria.
“Trong lúc mở chiến dịch giải phóng al-Bab từ tay nhóm khủng bố IS, lực lượng FSA với sự hỗ trợ của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm giữ tuyến đường al-Bab – Aleppo”, trích tuyên bố do hãng thông tấn RIA Novosti đăng tải.
Quan noi day Syria danh chiem tuyen duong noi Aleppo voi al-Bab
Các chiến binh FSA đánh IS ở làng Yahmoul, phía bắc thành phố Aleppo. Ảnh Sputnik 
Trong vòng 24 giờ qua, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành 48 đợt không kích vào các vị trí của lực lượng khủng bố cực đoan gần al-Bab, tiêu diệt 15 tên.
Ngày 24/8, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự mang tên "Lá chắn Euphrates" để chống lại phiến quân IS và dân quân người Kurd.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ với sự tiếp tay của các chiến binh đối lập Syria đã chiếm được thành phố Jarablus và hiện tiến hành đợt tấn công vào thành phố al-Bab do IS nắm giữ.

Ảnh hiếm về cuộc khủng hoảng tị nạn trong Thế chiến II

(Kiến Thức) - Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa trong cuộc khủng hoảng tị nạn thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II
 Bé Betti Malek là một trong số rất nhiều trẻ tị nạn được đưa từ Bỉ tới Anh ngày 17/5/1945. Ảnh: AP.
Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-2
Những người Đức chen chúc nhau trên một con tàu rời thủ đô Berlin trong cuộc khủng hoảng tị nạn thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-3
Người tị nạn ngồi nghỉ trên đường đi lánh nạn ở Pháp ngày 10/8/1944. Được biết, nhiều người dân tháo chạy khỏi Mortaine đã tìm đường tới Saint-Pois để xin tị nạn hồi tháng 8/1944. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-4
Một số người còn sống trong nhóm 150 người tị nạn rời Lodz (Ba Lan) hai tháng trước đang trên đường tới Berlin, Đức. Họ đi theo đường ray ở vùng ngoại ô Berlin với hy vọng sẽ được lên tàu Anh. Ảnh: Getty Images.
Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-5
 Nhóm người tị nạn tập trung trên một con phố ở La Gleize, Bỉ, ngày 2/1/1945. Họ đang chờ để được đưa khỏi thị trấn bị chiến tranh tàn phá này. Ảnh: AP.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-6
 Những người tị nạn đến từ khắp khu vực Trung Âu xếp hàng nhận đồ ăn tại trại tị nạn của phe Đồng minh ở Đức ngày 20/3/1945. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-7
 Dòng người tị nạn di chuyển qua những tòa nhà đổ nát ở Đức năm 1945. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-8
Những người tị nạn Đức nằm ngủ trong một lán trại tạm bợ ở Uelzen ngày 25/10/1945. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-9
 Nhiều người tị nạn Đức tập trung tại một địa điểm ở thị trấn Juchen, Đức, ngày 3/3/1945. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-10
Gương mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi của những người Đức đang tìm nơi lánh nạn. Ảnh: Getty Images. 

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-11
 Người dân Đức chuẩn bị sơ tán khỏi Aachen, Đức, ngày 24/10/1944 khi cuộc chiến tại thành phố này sắp kết thúc. Ảnh: AP.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-12
 Những người phụ nữ và trẻ em đứng bên lề đường chờ được đưa đi năm 1945. Ảnh: AP.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-13
Người dân Đức đi bộ qua con phố ở Aachen tới nơi an toàn hơn ngày 15/10/1944. Ảnh: Getty Images.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-14
 Một số người tị nạn mang theo đồ đạc di chuyển qua con phố ở Berlin ngày 15/12/1945. Ảnh: AP.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-15
Một phụ nữ Pháp và hai con nhỏ trên đường đi lánh nạn ở Haguenau, Pháp, ngày 20/2/1945 trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: AP.

Anh hiem ve cuoc khung hoang ti nan trong The chien II-Hinh-16
 Những người tị nạn mới đến đi qua khu trại tị nạn ở Bebra hồi tháng 1/1946. Ảnh: AP.

“Con đường tơ lụa mới”: Kế hoạch Marshall kiểu Trung Hoa?

(Kiến Thức) - Liên quan đến “Con đường tơ lụa mới”, nguyệt san Chengming ở Hong Kong cho rằng tham vọng này sẽ khiến Trung Quốc rơi vào khoảng không bất định.

Nguyệt san Chengming nhận định, “Con đường tơ lụa mới” (tên chính thức là sáng kiến “Một vành đai, một con đường”) là công trường xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhất trong lịch sử nhân loại, thu hút nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Australia tham gia vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc thành lập. Trên thực tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn để lại dấu ấn trong lịch sử, muốn qua dự án “Một vành đai, một con đường” để mở rộng ảnh hưởng, hất cẳng Mỹ càng sớm càng tốt để trở thành lãnh đạo thế giới, đồng thời giảm căng thẳng trong nước.
“Con duong to lua moi”: Ke hoach Marshall kieu Trung Hoa?
Dự án "Một vành đai, một con đường" đầy tham vọng của Trung Quốc. (Nguồn: Xinhua)