Quan hệ Việt - Mỹ bước sang kỷ nguyên mới

(Kiến Thức) -  Quan hệ Việt - Mỹ bước sang kỷ nguyên mới, mặc dù theo Ngoại trưởng John Kerry,  quá trình hàn gắn "không dễ dàng cho cả đôi bên".

Quan he Viet-My buoc sang ky nguyen moi
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Tuyên bố của ông John Kerry được đưa ra tại Hà Nội ngày 7/8 trong bài diễn văn đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.
Tại một diễn đàn xã hội dân sự, Ngoại trưởng Kerry nói: "Chúng ta đã mất 20 năm để chuyển từ hàn gắn sang xây dựng quan hệ. Hãy nghĩ về những gì chúng ta sẽ đạt được trong 20 năm sắp tới".
Trong những năm gần đây, theo VOA, quan hệ kinh tế Việt Nam-Mỹ đã tiến triển mạnh mẽ, với thương mại hai chiều đạt 36 tỷ USD trong năm ngoái.
Trong bài phát biểu tại Hà Nội hôm 7/8, Ngoại trưởng John Kerry khẳng định: "Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa đều có đặc thù riêng và chúng tôi tôn trọng khác biệt trong các cấu trúc quản trị căn bản khác nhau nhưng quan điểm về quyền tự do của con người là điều được toàn cầu công nhận. Nó xuất phát từ nhu cầu căn bản của con người là có phẩm giá và được đối xử một cách tôn trọng".
Hiệp định TPP
Cả Mỹ và Việt Nam đều đang tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại rộng lớn bao gồm 12 quốc gia.
Ông Greg Poling, nhà phân tích Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi từ TPP.  Ông Poling nói Việt Nam không chỉ hưởng lợi vì được tiếp cận thị trường Mỹ, mà còn vì được tiếp cận với các thị trường Canada và Nhật Bản.
An ninh hàng hải Biển Đông
Ngoài thương mại, các vấn đề về an ninh hàng hải ở Biển Đông đã trở thành một trọng tâm chính trong quan hệ Việt Nam-Mỹ. Trong chuyến thăm lần trước tới Hà Nội vào năm 2013, Ngoại trưởng Kerry đã công bố rằng Mỹ sẽ cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc giúp Việt Nam cải thiện lực lượng tuần duyên.
Chuyến công du lần này của ông Kerry tới Việt Nam là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm 5 nước ở Trung Đông và Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội từ Kuala Lumpur (Malaysia), nơi ông tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
An ninh hàng hải là một trong những vấn đề mà bộ trưởng ngoại giao  các nước tham dự diễn đàn ARF đã nêu lên, đặc biệt xoay quanh việc Trung Quốc xây đảo gây tranh cãi trong vùng biển mà các nước xung quanh cũng có tuyên bố chủ quyền.
Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực là điều "thiết yếu". Ông Kerry kêu gọi các nước cam kết đình chỉ xây dựng và quân sự hóa các đảo trong khu vực để giảm căng thẳng.

Em trai Lệnh Kế Hoạch có thể trở thành "Snowden Trung Quốc"

(Kiến Thức) - Số phận của Lệnh Kế Hoạch có thể phụ thuộc vào em trai út "Snowden Trung Quốc" Lệnh Hoàn Thành, người được cho là đang xin tị nạn chính trị ở Mỹ.

Theo Duowei News, Lệnh Hoàn Thành, người được cho là "Snowden Trung Quốc", vẫn còn lẩn trốn ở Mỹ và đang sử dụng các "tài liệu cơ mật" để đòi chính phủ Trung Quốc thả anh trai Lệnh Kế Hoạch.
Vai tro cua “Snowden Trung Quoc” trong vu Lenh Ke Hoach
"Lão tứ" Lệnh Kế Hoạch và "Lão ngũ" Lệnh Hoàn Thành (phải) trong gia đình họ Lệnh. 
Lệnh Kế Hoạch - từng làm thư ký cho cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào - đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” hồi cuối tháng 12/2014 và bị khai trừ khỏi ĐCS Trung Quốc ngày 20/7/2015 sau khi bị phát hiện vi phạm nguyên tắc chính trị, lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ khổng lồ và thu thập một số lượng đáng kể “tài liệu cơ mật” của đảng và nhà nước.  

Trung Quốc không đánh lừa được ai về Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc tuyên bố ngưng hoạt động bồi đắp ở Biển Đông không đánh lừa được ai vì Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng trên các “đảo nhân tạo”.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của đài VOA, Tiến sĩ Mira Rapp Hooper - Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ - nói vấn đề quan trọng là Bắc Kinh có dừng hay vẫn đang tiếp tục mọi các hoạt động xây dựng trên các đảo nhân tạo đã bồi đắp ở Biển Đông.
Trung Quoc khong danh lua duoc ai ve Bien Dong
Tiến sĩ Mira Rapp Hooper - Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) 
Về  tuyên bố Trung Quốc đã ngưng hoạt động bồi đắp ở Biển Đông của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tại ARF ngày 5/8, Tiến sĩ  Mira Rapp Hooper nói: “ Điều quan trọng là liệu Trung Quốc có dừng hay vẫn đang tiếp tục các hoạt động xây dựng trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp”.