Quan hệ Nga-Ukraine: Giọt nước tràn ly

Quan hệ Nga-Ukraine đang leo thang căng thẳng nguy hiểm sau khi Moscow cáo buộc Kiev đứng đằng sau âm mưu khủng bố bất thành nhằm vào Bán đảo Crimea.

Video Tổng thống Nga trả lời báo chí về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24:
Những chỉ trích gay gắt cùng với những hành động “điều binh, khiển tướng” trên thực địa đang châm ngòi cho “thùng thuốc súng” chiến tranh giữa Nga - Ukraine có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Mối quan hệ Nga-Ukraine không còn trên cùng một “chiến tuyến” kể từ khi Chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền ở Ukraine sau cuộc “cách mạng đường phố” vào đầu năm 2014, rồi nhanh chóng rơi vào tình trạng đối đầu khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3 cùng năm.
Mặc dù, Kiev chỉ trích gay gắt quyết định này của Moscow, cũng như cáo buộc Nga hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine đẩy nước này rơi vào tình trạng “nồi da nấu thịt” kéo dài trong suốt hơn hai năm qua cướp đi sinh mạng của gần 9.500 người, nhưng mối quan hệ giữa hai nước chưa rơi vào tình trạng đối đầu nguy hiểm như hiện nay.
Quan he Nga-Ukraine: Giot nuoc tran ly
 Tổng thống Putin và người đồng cấp Ukraine Poroshenko trong một sự kiện.
“Giọt nước tràn ly” khiến căng thẳng giữa hai quốc gia, vốn được coi là “một dân tộc anh em”, đứng trước nguy cơ vượt tầm kiểm soát xuất phát từ việc ngày 10/8, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã ngăn chặn thành công các vụ tấn công khủng bố ở Crimea do Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine chuẩn bị.
Cuộc đụng độ khiến hai binh sĩ Nga thiệt mạng. Bất chấp Kiev ngay lập tức bác bỏ cáo buộc này, song Tổng thống Vladimir Putin đưa ra tuyên bố “đanh thép” rằng: “Ukraine đã chọn khủng bố thay cho hòa bình", đồng thời cảnh báo “sẽ không bỏ qua cho những kẻ phá hoại đến từ Ukraine nhằm thực hiện âm mưu khủng bố”.
Nói là làm, Tổng thống Putin ra lệnh thắt chặt an ninh tại khu vực biên giới giữa Crimea và Ukraine. Nga đã gấp rút triển khai hệ thống tên lửa S400 đầu tiên đến bán đảo Crimea, trong khi đó Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận sẽ tổ chức các cuộc tập trận tại Crimea và khu vực Volgograd từ 16 đến 19/8 tới.
Đáp trả những hành động “cơ bắp” của Moscow, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ra lệnh cho tất cả các đơn vị quân đội gần bán đảo Crimea và vùng Donbass "sẵn sàng cho chiến tranh". Không những thế, các đơn vị quân đội Ukraine đóng gần biên giới với Crimea cũng đã được tăng cường số lượng, cùng với những trang thiết bị quân sự hiện đại.
Không chỉ “điều binh, khiển tướng”, Moscow còn xem xét khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine, đồng thời khẳng định hoạt động của “Bộ tứ Normady”, được coi là niềm hy vọng duy nhất giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, “không còn ý nghĩa”.
Trước diễn biến leo thang căng thẳng, chuyên gia phân tích chính trị người Nga ông Zakhar Vinogradov nhận định rằng không loại trừ khẳng năng căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine sẽ dẫn đến kịch bản “Kiev cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga, ban bố thiết quân luật, rồi chính phủ Ukraine sẽ tuyên chiến với Nga”.
Tuy nhiên, phần lớn giới quan sát lại không nghĩ chiến tranh sẽ xảy ra giữa Nga và Ukraine, nhưng căng thẳng sẽ khó có thể hạ nhiệt khi chính phủ thân phương Tây hiện nay ở Ukraine vẫn tại vị. Trên thực tế, Ukraine đang đứng trước nguy cơ phá sản, trong khi quân đội rơi tình trạng “rệu rạo” nên không thể có đủ sức và lực để tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực chống lại “gã khổng lồ Nga”, đặc biệt trong bối cảnh những quốc gia “đỡ đầu” ở phương Tây cũng đang phải oằn mình chống chọi với vô số vấn đề nhức nhối trong nước và đáng đứng trước nguy cơ “mất điểm” trong cuộc bầu cử sắp tới.
Gia tăng căng thẳng với Nga sẽ giúp chính quyền Tổng thống Poroshenko lấy lại được “sự quan tâm” của các đồng minh phương Tây cũng như đánh lạc hướng dư luận trước những vấn đề mà Kiev đang phải đối mặt trong nước như tham nhũng, tình trạng kinh tế yếu kém, tội phạm tăng cao…
Bên cạnh đó, việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nối lại quan hệ cũng có thể là lý khiến Kiev “nổi xung” với Moscow. Theo giới phân tích, nền kinh tế Ukraine sẽ bị thiệt hại nặng nề do Moscow Ankara khôi phục quan hệ, đặc biệt dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” hoàn thành thì nền kinh tế Ukraine sẽ mất khoảng 6 tỷ USD mỗi năm.
Còn, đối với Nga, quốc gia đang chiếm thế thượng phong trên nhiều mặt trận, không chỉ vì âm mưu khủng bố bất thành, lại có thể đem quân đến đánh một đất nước đang trong tình trạng “tan đàn, xẻ nghé, mà Tổng thống Putin luôn khẳng định là “hai dân tộc anh em một nhà”.
Tuy nhiên, qua những hành động lẫn lời nói cho thấy trong thời gian tới Moskva có thể sẽ “tung ra” nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao nhằm trả đũa và cô lập chính quyền Kiev. Hơn nữa, việc Tổng thống Putin kiên quyết không nói chuyện với người đồng cấp Ukraine ông Poroshenko và bác bỏ vai trò của “Bộ tứ Normandy” trong việc giải quyết cuộc khủng tại Ukraine là những tín hiệu cho thấy các thỏa thuận hòa bình Minsk đứng trước nguy cơ đổ vỡ và tình trạng bạo lực tại miền Đông Ukraine sẽ tiếp tục leo thang.

Nga-Ukraine lại nóng hầm hập vì bán đảo Crimea

(Kiến Thức) - Những dấu hiệu căng thẳng gia tăng mới ở bán đảo Crimea đang là tâm điểm làm nóng mối quan hệ của Nga-Ukraine vốn bị rạn nứt sâu sắc.

>>> Video Nga bắt đầu tập trận trên bán đảo Crimea (Nguồn video VTC14):

Loạt ảnh bên trong chiến trường ác liệt tại Aleppo

(Kiến Thức) - Giao tranh ác liệt giữa quân nổi dậy Syria và lực lượng chính phủ Damascus tại Aleppo đã khiến gần 5.000 người thiệt mạng chỉ trong tháng qua.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo
 Báo Daily Mail (Anh) đăng tải loạt ảnh và đoạn video ghi được từ máy bay không người lái của quân nổi dậy Syria tại Aleppo trong bối cảnh cuộc giao tranh giữa phe nổi dậy và quân đội Syria vẫn tiếp diễn.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-2
Được biết, các cuộc giao tranh ác liệt giữa binh sĩ Syria và quân nổi dậy ở Aleppo đã diễn ra trong nhiều năm qua. 

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-3
Tuy nhiên, trong một cuộc tấn công quy mô lớn vào tuần trước, liên minh Jaish al-Fath bao gồm các tay súng nổi dậy và chiến binh thánh chiến đã cắt đứt một tuyến đường chính của quân đội Syria ở phía nam thành phố Aleppo. 

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-4
 Liên minh Jaish al-Fath bao gồm các nhóm Hồi giáo như Ahrar al-Sham và Jabhat al-Fatah,... đã tiến hành một chiến dịch quân sự chống của lực lượng chính phủ Damascus trong khu vực.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-5
 Đoạn video được ghi ở khu vực nam Aleppo cho thấy, quân nổi dậy pháo kích căn cứ của quân đội Syria để làm suy yếu tuyến phòng thủ trước khi mở một cuộc tấn công trên bộ.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-6
 Hiện tại, hơn 250 nghìn thường dân đang bị mắc kẹt ở đông Aleppo.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-7
 Trong một cuộc tấn công quy mô lớn hôm 30/7, một liên minh gồm hơn 20 nhóm nổi dậy đã đánh bật lực lượng chính phủ Damascus ra khỏi các khu vực ở huyện Ramouseh.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-8
 Cuộc chiến tại Aleppo được cho là đã khiến ít nhất 130 dân thường và 700 binh sĩ Syria thiệt mạng kể từ cuối tháng 7 vừa qua. Nhiều bệnh viện, phòng khám cùng các hệ thống năng lượng, nước trong thành phố cũng bị phá hủy.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-9
 Một chiến dịch không kích dồn dập đã diễn ra vào ngày 31/7 khi các nhóm nổi dậy tăng cường phòng thủ nhằm vào vệ hành lang mới và khu vực vừa chiếm đóng được tại Aleppo.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-10
 Hiện vẫn chưa rõ phe nổi dậy có thể giữ được quyền kiểm soát khu vực mới chiếm đóng được tại Aleppo hay không.

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-11
Một cuộc không kích tại chiến trường Aleppo nhìn từ trên cao. 

Loat anh ben trong chien truong ac liet tai Aleppo-Hinh-12
 Đại sứ Liên Hợp Quốc Samantha Power kêu gọi Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc “gửi thông điệp rõ ràng rằng những cuộc vây hãm này cần phải kết thúc và không có lý do gì cắt viện trợ cơ bản cho những người dân vô tội”.

Chuyên gia Nga: Ukraine đã bước qua “ranh giới đỏ“

(Kiến Thức) - Ukraine bước qua "ranh giới đỏ", với việc nghi phạm Evgeny Panov - bị bắt trong vụ chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố ở Crimea - đã nhận tội.

Video ghi lại cuộc thẩm vấn do FSB thực hiện với nghi phạm này được công bố trên kênh truyền hình Nga REN TV. Theo Panov, những kẻ thực hiện các vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch vào ngày 6 và 7/8 ở Crimea được phái đến bán đảo theo đường thủy đến khu vực gần làng Risovoe. Chiến dịch khủng bố này do Cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine lên kế hoạch.
Chuyen gia Nga: Ukraine da buoc qua
 Các nhân viên FSB bắt giữ nghi phạm Yevgeny Panov trong vụ tổ chức tấn công khủng bố ở Bán đảo Crimea. Ảnh Sputnik