Quan hệ Mỹ-Cuba: Từ “bắt tay” đến “hội đàm lịch sử”

(Kiến Thức) - Tổng thống Barack Obama đã có “cuộc hội đàm lịch sử” với Chủ tịch Raul Castro ở Panama, với mong muốn “lật qua một trang mới” trong quan hệ Mỹ-Cuba.

Cuộc hội đàm lịch sử ngày 11/4 (giờ Panama) là cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Cuba kể từ năm 1956. Đây cũng là lần đầu tiên trong hơn 20 năm lịch sử của Hội nghị Thượng đỉnh các nước châu Mỹ, Cuba được mời tham dự hội nghị.
Quan he My-Cuba: Tu “bat tay” den “hoi dam lich su”
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch  Raul Castro ghi dấu ấn "hòa giải lịch sử" Mỹ-Cuba.
Tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ  tối 10/4 (giờ Panama), Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro đã bắt tay nhau trong một cử chỉ được xem là biểu tượng của những nỗ lực nhằm chôn vùi sự thù địch kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Chủ tịch Castro nói với Tổng thống Obama rằng ông sẵn sàng thảo luận về một số các vấn đề gây tranh cãi, bao gồm cả nhân quyền và tự do báo chí. Ông cũng công nhận những lĩnh vực có nhiều bất đồng và nói việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao sẽ mất nhiều thời gian. Nhà lãnh đạo Cuba hoan nghênh loan báo của Tổng thống Obama về việc xem xét có nên xóa tên Cuba trong danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố hay không là “một bước tích cực”.
Về phần mình, Tổng thống Obama nói việc tái lập quan hệ ngoại giao sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Cuba, Mỹ và các nước khác.
Kể từ khi đưa ra thông báo lịch sử về việc xích gần lại Cuba, Mỹ đã bãi bỏ nhiều hạn chế đối với đảo quốc này, nhưng hiện vẫn còn rất nhiều trở ngại hai nước đi đến bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao.
Quan hệ Mỹ-Cuba đã đạt được một số tiến bộ. Tổng thống Obama đã giảm nhẹ những hạn chế về du lịch đến Cuba, cũng như về việc chuyển tiền của người Cuba lưu vong về nước. Ông cũng đã cho phép công dân Mỹ được sử dụng thẻ tín dụng khi du lịch ở Cuba và được mua về 100 USD thuốc lá hay rượu Cuba.
Những trao đổi thương mại trong các lĩnh vực chủ chốt như viễn thông cũng đã được Washington mở rộng. Tháng 2/2015, một thỏa thuận đã được ký kết về việc tái lập liên lạc điện thoại trực tiếp giữa hai nước. Đến cuối tháng 3/2015, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đối với khoảng 60 công ty và cá nhân làm ăn buôn bán với Cuba. Các doanh nghiệp Mỹ cũng được phép đầu tư vào khu vực tư nhân ở Cuba.
Với nhận định Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch  Raul Castro “ghi dấu ấn” hòa giải lịch sử, báo Pháp Le Monde đã dành một trang để thuật lại từng bước thăng trầm trong tiến trình từ thăm dò, tiếp cận cho đến thương thuyết mật giữa Mỹ và Cuba.
Theo Le Monde, trước và sau “cú bắt tay lịch sử” Barack Obama-Raul Castro tại tang lễ cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandala ngày 15/12/2013, đối thoại ngầm giữa hai bên chưa bao giờ gián đoạn.
Báo Le Figaro nhận định rằng sự hiện diện của hai lãnh đạo Mỹ và Cuba tại cùng một hội nghị thượng đỉnh là có ý nghĩa lịch sử. Theo báo này, việc Mỹ rút tên Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố sẽ được thực hiện.
Báo Le Fagaro viết khi quan hệ hai bên được hâm nóng, Mỹ là nước được hưởng lợi trong việc bình thường hóa quan hệ toàn diện với Mỹ la tinh. Đây là thời cơ để Washington tái chính phục thị phần đang bị Bắc Kinh gậm nhấm.

Lối sống phương Tây len lỏi vào Triều Tiên

(Kiến Thức) - Lối sống phương Tây vào Triều Tiên, với kinh đô thời trang, phẫu thuật thẩm mỹ, “nhà nghỉ tình yêu” và giao dịch ngầm động sản...

Thời trang “cũ người, mới ta”
Thành phố Chongjin hiện là kinh đô thời trang ở CHDCND Triều Tiên. Tuy bình quân thu nhập đầu người ở Chongjin còn thấp, nhưng thành phố cảng này đang chuyển mình thành một trung tâm thương mại. Đó là chưa kể  Chongjin còn là điểm đến đầu tiên của thời trang nước ngoài.

Lý giải “Học thuyết Obama” đối với Iran và Cuba

(Kiến Thức) - Tổng thống Barack Obama lên tiếng biện minh cho học thuyết quyết định chính sách “làm tan băng quan hệ” giữa Mỹ với các nước như Iran và Cuba.

Ly giai “Hoc thuyet Obama” doi voi Iran va Cuba
Tổng thống Mỹ Barack Obama biện minh cho chính sách “làm tan băng quan hệ” giữa Mỹ với các nước như Iran và Cuba. 
Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times, Tổng thống Obama cho rằng chính sách "can dự”  kết hợp với “đáp ứng nhu cầu chiến lược cốt lõi” có thể phục vụ lợi ích của Mỹ tốt hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt và cô lập kéo dài. Ông nói thêm rằng, với sức mạnh áp đảo, nước Mỹ cần phải có sự tự tin trong việc chấp nhận một số rủi ro có tính toán  để mở ra những khả năng mới, giống như việc đạt được thỏa thuận với Iran về vấn đề hạt nhân.
Theo Tổng thống Obama, thỏa thuận hạt nhân này cho phép Iran giữ lại một số cơ sở hạ tầng, nhưng ngăn chặn Tehran chế tạo một quả bom nguyên tử trong khoảng thời gian  ít nhất một thập niên, nếu không muốn nói là lâu hơn nữa.