Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân Ấn Độ?

(Kiến Thức) -  Các báo ở New Delhi đồng loạt cáo buộc Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân NSCN-K đang hoạt động mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ.

Quân đội Ấn Độ hôm 4/6 đã trúng ổ phục kích của phiến quân ở huyện Chandel, bang Manipur, khiến 18 binh sĩ chính phủ thiệt mạng.
Trong khi đó, trang mạng New Outlook có trụ sở ở Thượng Hải đưa tin rằng  truyền thông Ấn Độ rầm rộ đăng tải các bài viết tố cáo Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân NSCN-K đang hoạt động mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ.
Trang tin tức New Outlook dẫn lời báo chí ở New Delhi viết rằng các cơ quan tình báo Ấn Độ nghi ngờ Quân đội Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn phiến quân  ở Manipur.
Theo New Outlook, New Delhi đã cung cấp cho chính phủ Myanmar nhiều đoạn băng ghi âm các cuộc trò chuyện trên điện thoại giữa hai quan chức PLA với thủ lĩnh Khaplang của nhóm NSCN-K, nhóm chịu trách nhiệm cho các vụ  tấn công sát hại binh sĩ Ấn Độ.
Cụ thể, bài viết đăng hôm 8/6 trên tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ tố cáo PLA đóng một vai trò nhất định trong cuộc phục kích đẫm máu hôm 4/6. Một quan chức cấp cao Ấn Độ nói rằng nhóm NSCN-K đã phá vỡ lệnh ngừng bắn kéo dài ba năm với chính phủ vào hồi tháng 3/2015.
Truyền thông Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đang cố gắng thống nhất các nhóm nổi dậy trong vùng nhằm ngăn Ấn Độ coa quan hệ “mật thiết” với phương Tây.
Quan doi Trung Quoc hau thuan phien quan An Do?
 Hiện trường vụ phục kích ở huyện Chandel, bang Manipur hôm 4/6.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên của New Delhi tiết lộ với tờ Times of India rằng, vào tháng 4 vừa rồi, một phái đoàn quan chức chính phủ Ấn Độ đã gặp gỡ Myanmar và trao cho phía họ đoạn băng ghi âm cuộc đối thoại giữa hai quan chức PLA và thủ lĩnh NSCN-K. Trong các cuộc nói chuyện bị ghi lại này, quan chức PLA hỏi thăm sức khỏe của thủ lĩnh Khapiang của NSCN-K và gợi ý ông này nên học tiếng Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc phản bác rằng vũ khí Trung Quốc không phải quá hiểm trên thế giới. Vì thế, việc các cơ quan báo chí New Delhi lấy những suy đoán để buộc tội Bắc Kinh là điều phi lý. Cuối cùng, tờ Thời báo Hoàn cầu cảnh báo, việc làm của truyền thông Ấn Độ có thể đe dọa sự ổn định của quan hệ Trung-Ấn.
Trong 0 năm qua, nhóm NSCN-K và Mặt trận giải phóng thống nhất Assam (ULFA) đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công đẫm máu nhất ở vùng đông bắc Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố chính phủ nước ông nhất quyết không thương lượng với phiến quân. Ông Modi cho biết Ấn Độ sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp lực lượng nổi dậy. Bằng chứng cho quyết tâm đó là hôm 10/6, Quân đội Ấn Độ tiến hành một cuộc tấn công qua biên giới vào lãnh thổ Myanmar, tiêu diệt gần 100 phiến quân.

Đất nước Triều Tiên qua ống kính báo Time

Dưới ống kính nhiếp ảnh gia Christopher Morris, tạp chí Time, cuộc sống bình dị của người dân đất nước Triều Tiên hiện ra một cách rất chân thực.

Dat nuoc Trieu Tien qua ong kinh bao bao Time
Cô bồi bàn duyên dáng tại một nhà hàng ở Kaesong, thị trấn biên giới tiếp giáp Hàn Quốc. Kaesong từng là kinh đô của triều đại Goryeo. 

Tình cảnh đất nước Ukraine rối ren hiện nay

(Kiến Thức) - Tuy hiện thời tình hình chiến sự miền đông đã dịu lắng nhưng đất nước Ukraine vẫn vô cùng rối ren.

Tinh canh dat nuoc Ukraine roi ren hien nay
 Sau khi lực lượng chính phủ và ly khai ở miền đông Ukraine thực thi các điều khoản hòa bình Minsk, tình hình chiến sự nơi đây đã giảm bớt. Tuy nhiên, cuộc sống người dân đất nước Ukraine dường như vẫn chưa một ngày bình yên thực sự. Trong ảnh, thành viên lực lượng vũ trang Ukraine đứng trong lũy chắn công sự từ vị trí chiến đấu trong làng Pisky gần sân bay thành phố Donetsk hôm 5/6.

10 cuộc chiến “hao người, tốn của" nhất đối với Mỹ

Sau đây là 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ, nổi bật là Thế chiến II và chiến tranh Việt Nam.

Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" mà nước Mỹ phải gánh chịu
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ.  Đây là một trong 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" mà nước Mỹ phải gánh chịu

Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010.
 Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010.