Quân đội Syria bao vây phiến quân IS ở Palmyra

(Kiến Thức) - Quân đội Syria ngày 9/7 cho biết đã bao vây phiến quân IS ở thành phố  Palmyra và chuẩn bị tổng tiến công tái chiếm thành phố cổ này.

Truyền hình nhà nước đưa tin quân đội Syria bao vây phiến quân IS, khi tiến vào vùng lân cận của thành phố Palmyra.
Quan doi Syria bao vay phien quan IS o Palmyra
 Thành phố Palmyra, có 50.000 dân, nằm trong số di tích La Mã cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Bộ Quốc Phòng Syria cho biết: "Các đơn vị quân đội đã đánh vào nơi ẩn náu và tiêu diệt rất nhiều các phần tử khủng bố (phiến quân IS)”.
Trong 24 giờ qua, quân đội Syria đã chiếm được Nuzl Hayal và Tel al Marmala ở vùng ngoại ô, cách trung tâm thành phố Palmyra  khoảng 10 km.
Thành phố Palmyra, có 50.000 dân, nằm trong số di tích La Mã cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Phía Mỹ cho biết trong tuần này, liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tăng cường chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, tập trung vào  trong và xung quanh thành phố Raqqa, “thủ đô” của cái gọi là Vương quốc Hồi giáo.

IS dùng trẻ con hành quyết 25 binh sĩ Syria

(Kiến Thức) - Phiến quân IS vừa công bố một video chiếu cảnh đám trẻ con hành quyết 25 binh sĩ Syria tại một nhà hát cổ ở thành phố Palmyra.

IS dung tre con hanh quyet 25 binh si Syria
Hình ảnh cho thấy đám trẻ con hành quyết 25 binh sĩ Syria. Số binh sĩ  trong quân phục màu xanh này đã bị bắn chết trên sân khấu trước một lá cờ đen-trắng to của IS.  

Khủng hoảng Hy Lạp “lộ” mặt trái của chủ nghĩa tư bản

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã phơi bày mặt trái của chủ nghĩa tư bản, một hệ thống kinh tế đã bị biến thái và trở thành tai họa cho nhân loại.

Khủng hoảng Hy Lạp “lộ” mặt trái của chủ nghĩa tư bản là nhận định của nhà phân tích Finian Cunningham, một chuyên gia người Bắc Ireland nổi tiếng về quan hệ quốc tế, trong  bài viết đăng trên Sputnik Interanational.  

Khung hoang Hy Lap “lo” mat trai cua chu nghia tu ban
Ông lão hưu trí Hy Lạp bật khóc vì đã đi bốn ngân hàng mà không rút được tiền để sống qua ngày. 
Chính sách thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ áp đặt lên Hy Lạp đã "thành công" trong việc đẩy mức nợ của nước này lên mức 320 tỷ euro (175% GDP), một khoản nợ mà Athens không thể nào trả nổi. Ngay cả một trong những chủ nợ là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng phải thừa nhận rằng đây là món nợ mà Hy Lạp sẽ không bao giờ thanh toán được.  Đất nước Hy Lạp hiện đang đối mặt với một thập kỷ đói nghèo.