Phương Tây "cáo buộc" TT Putin phá hoại Ukraine

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phương Tây cho rằng, chiến lược của ông Putin không phải là xâm lược Ukraine mà là phá hoại nước này.

Với Crimea trong tay, người Nga đang tiếp tục sử dụng các vũ khí mạnh mẽ như tăng giá khí đốt tự nhiên để bảo đảm tầm ảnh hưởng đối với Ukraine trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/5 ở nước này.
Chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải là thực sự xâm lược Ukraine như phương Tây lo sợ mà là khẳng định sự thống trị thông qua các đòn bẩy như ông đã làm ở Crimea. Ông Putin dường như ưu tiên việc Ukraine sẽ trở thành nhà nước liên bang với các chính sách đối ngoại độc lập trước khi cuộc bầu cử ngày 25/5 diễn ra. Kế hoạch này sẽ cho phép một số nước có mối quan hệ thân cận Nga.
Nếu kế hoạch này thành công, ông Putin sẽ lại sử dụng lại cách để sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Theo đó, ông Putin đặt hàng nghìn lính Nga ở biên giới. Khi bên ngoài chú ý vào những người lính này, các binh sĩ Nga thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen ở Crimea đã thay quân phục mới và nhanh chóng kiểm soát toàn bán đảo. Vào ngày 16/3/2014 – chưa đầy một tháng sau khi cựu thổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ, người dân Crimea đã biểu quyết ly khai Ukraine và gia nhập Liên bang Nga.
Người biểu tình xô xát với cảnh sát ở Donetsk.
Người biểu tình xô xát với cảnh sát ở Donetsk.
Trong một động thái khác, hàng chục nghìn binh sĩ Nga vẫn đang thao diễn ở biên giới phía đông Ukraine và không có binh sĩ nào bước qua biên giới. Trong lúc đó, những người biểu tình thân Nga tại thành phố phía đông Ukraine, Donetsk đã tuyên bố độc lập và kêu gọi ông Putin hỗ trợ quyết định này bằng cách gửi đến các binh sĩ gìn giữ hòa bình.
Những người biểu tình cũng tuyên bố mở cuộc trưng câu dân ý vào ngày 11/5 về việc ly khai Ukraine và gia nhập Nga. Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Kharkov và Luhansk, 2 thành phố phía đông Ukraine.
Moscow cũng cho biết, phương Tây không nên đổ lỗi cho Nga về vấn đề của Ukraine. Nhưng người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney dẫn nguồn một video cho thấy một số người biểu tình đã được trả tiền chứ không phải dân địa phương.
Ở mặt trận khác, hãng Gazprom của Nga đã tăng giá khí đốt của Ukraine lên 80%. Mức giá khí đốt Nga bán cho Ukraine đạt mức 485$ cho mỗi mét khối - đây là mức giá cao nhất được Gazprom đưa ra cho khách hàng. Mức giá này cao hơn 31% so với mức giá trung bình dành cho các nước châu Âu (370$ cho mỗi mét khối gas).
Gazprom cho biết, Ukraine đang nợ tiền khí đốt vào khoảng 2,2 tỷ USD. Với số nợ này, Ukraine sẽ khó có thể thanh toán mà không thương lượng. Trong quá khứ, những cuộc thương lượng như thế này sẽ diễn ra trực tiếp với Tổng thống Nga. Và đây cũng là điều ông Putin muốn: Ukraine phải yêu cầu Nga nhượng bộ.

Bulgaria “náo loạn” vì hoạt động của Nga ở Biển Đen

(Kiến Thức) - Không quân Bulgaria luôn trong tình trạng báo động cao hoặc phải triển khai khoảng 30 lần trong 2 tháng qua để ứng phó với hoạt động tăng cường của Nga ở Biển Đen.

Theo đó, vào hôm qua (1/4), Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Angel Naidenov đưa ra lời phát biểu trên trong tình hình Nga liên tục tăng cường các chuyến bay quân sự trên không phận ở Biển Đen. Trước tình hình đó, ông đã ra đặt lực lượng không quân nước này ở mức báo động cao.
“Tôi chỉ có thể phóng đoán mục đích của những chuyến bay quân sự này. Tuy nhiên, không quân chúng tôi đã buộc phải cử tới 30 lần chiến đấu cơ để ngăn chặn các máy bay Nga trong vòng 2 tháng qua. Quả thực, chúng ta cần phải thận trọng trước động thái này”, Bộ trưởng Naidenov cho các phóng viên biết.

Hạm đội Biển Đen chính thức "tuột" khỏi tay Ukraine

(Kiến Thức) - Hôm nay (1/4), Hội đồng Liên bang Nga đã thông qua luật về việc chấm dứt các thỏa thuận Nga-Ukraine về Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga.

Tổng số tiền Ukraine nợ Nga sau khi chấm dứt thỏa thuận về Hạm đội Biển Đen vào năm 1997 và 2010 là khoảng 10-11 tỷ USD, Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin cho biết khi phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Liên bang.
 

Trước đó, ngày 28/3, phát ngôn viên điện Kremlin là Dmitry Peskov cho hay, Nga bắt đầu chuẩn bị chấm dứt hiệp định song phương với Ukraine liên quan tới hiện trạng và hoạt động của Hạm đội Biển Đen. Một dự luật chấm dứt thỏa thuận đã được đệ trình lên Hạ viện (tức Duma Quốc gia). Theo một số nguồn tin, việc làm này được giải thích như sau: Kể từ ngày 18/3, Crimea thực tế đã sáp nhập vào Liên bang Nga theo hiệp ước thống nhất ký kết giữa Tổng thống Putin và giới lãnh đạo Crimea. Vì thế, việc thuê căn cứ cho Hạm đội Biển Đen cũng không còn cần thiết.

Vào ngày 21/3, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow sẽ đòi Ukraine phải hoàn lại số tiến 11 tỷ USD mà Nga mất đi do bán giá khí đốt rẻ cho họ. Sevastopol, thành phố cảng thuộc bán đảo Crimea, từ 250 năm qua đã là “nhà” của Hạm đội Biển Đen trứ danh của Nga.

Nga tẩy chay hội nghị LHQ về Crimea

(Kiến Thức) - Lấy lý do Crimea giờ là lãnh thổ thuộc Nga, đại diện của nước này đã từ chối tham dự cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bảo an LHQ về bán đảo này.

Chính quyền Nga tuyên bố, Crimea không phải là vấn đề trung tâm trong chương trình nghị sự của hội đồng. Phái đoàn Liên Hợp Quốc (LHQ) của Nga gọi cuộc họp do đại diện của Lithuania và tộc người Tatar tổ chức là “không phù hợp”. Họ coi đây là một nỗ lực của quốc tế nhằm đánh lạc hướng mọi người khỏi “tình trạng nghiêm trọng đang diễn ra ở Ukraine”.
Lực lượng Nga chiếm đóng một căn cứ của quân đội Ukraine tại Crimea.
Lực lượng Nga chiếm đóng một căn cứ của quân đội Ukraine tại Crimea.
“Chúng tôi dứt khoát từ chối hợp tác với Hội đồng Bảo an để tham gia vào “chương trình tuyên truyền” do Lithuania hậu thuẫn. Có thể, cuộc họp kiểu này sẽ đưa ra những thông tin một chiều về tình hình ở Crimea, một vùng chủ thể thuộc Liên bang Nga. Do vậy, phái đoàn Nga quyết định không tham gia sự kiện đó”, một báo cáo dẫn lại cho biết.