Phụ huynh ủng hộ việc không dùng điện thoại trong lớp học
Nhiều phụ huynh ủng hộ việc không sử dụng điện thoại trong lớp vì cho rằng điều này giúp con tập trung vào việc học và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ mạng xã hội.
Từ cuối tuần trước, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ra văn bản đề nghị các trường thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng trong trường học; đề nghị học sinh không được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp.
Phụ huynh đồng tình
Cho rằng việc hạn chế sử dụng điện thoại trong lớp học sẽ góp phần tạo nên một môi trường, không gian học tập nghiêm túc hơn, giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, nhiều phụ huynh và cả các học sinh bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định này.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh ủng hộ các trường học cấm trẻ sử dụng điện thoại ở lớp với hy vọng con sẽ hạn chế tình trạng "nghiện màn hình" và bị ảnh hưởng từ những hoạt động độc hại trên mạng.
Việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong trường học vẫn gặp nhiều bất cập. Ảnh: Công Hùng
Qua khảo sát, các nhà trường có những cách thức quản lý với điện thoại của học sinh khác nhau. Có trường, ở bậc học nhỏ như tiểu học, đã yêu cầu cha mẹ không để học sinh mang điện thoại tới trường. Ở bậc học với lứa tuổi học sinh lớn hơn là THCS, THPT, thường học sinh được mang điện thoại di động tới trường nhưng có sự kiểm soát. Một số trường yêu cầu học sinh tắt nguồn điện thoại khi vào trường học, hoặc có trường yêu cầu học sinh phải nộp điện thoại để trên tủ, bàn giáo viên trước giờ học. Lúc nào tan học mới được lấy điện thoại để liên lạc với gia đình hoặc tra cứu thông tin khi đi xe buýt. Có trường không cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng các em vẫn có thể sử dụng khi hết tiết học.
Chị Vũ Diệu Thuần, phụ huynh của một học sinh lớp 12, Trường THPT Marie Curie cho biết: “Tôi thấy quy định này là rất hợp lý. Kể cả khi các con sử dụng điện thoại để tra cứu tài liệu, thì cũng dễ dẫn đến mặt trái là các con sẽ bị ỷ lại, giảm khả năng tư duy. Hơn nữa, ở độ tuổi đang phát triển, các con thường bị cuốn vào chơi game hay mạng xã hội khi luôn cầm chiếc điện thoại thông minh trên tay”.
Anh Lê Văn Thanh, phụ huynh một học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Quý Đôn bày tỏ: “Tôi ủng hộ việc học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp học, nhưng tôi cũng thấy rằng đây là một trách nhiệm khó khăn đối với các nhà trường, phải làm sao để thay vì cấm đoán, thì có thể hướng các em tới việc học cách tự quản lý, có kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ hợp lý”.
Khi được hỏi về việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, chị Nguyễn Thị Thuỷ, Long Biên, Hà Nội có con học lớp 10 THPT cũng rất đồng tình ủng hộ. Vì lâu nay, chị lo lắng con mang điện thoại đến trường, thay vì dùng vào mục đích học tập, học sinh lại lên mạng xem những kênh không phù hợp, "chat chít" linh tinh hoặc chơi game bạo lực. Nếu mang đi học, trẻ lại dán mắt vào điện thoại, không vận động, không giao tiếp thực tế, giảm sự tập trung của trẻ, ảnh hưởng tới học hành.
Quản lý việc tốt việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác trong lớp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, không thể phó mặc hoàn toàn cho giáo viên. Đặc biệt, nhà trường, gia đình nên khuyến khích các con tự giác.
Tháng 7 năm 2023, UNESCO đã đề xuất cấm điện thoại thông minh tại các trường học trên toàn thế giới. Chưa có năm học nào ghi nhận một làn sóng cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học bùng nổ như năm học 2024 – 2025, với mục tiêu giảm thiểu sự phân tâm và cải thiện khả năng tập trung của học sinh trong trường học.
>>> Mời độc giả xem thêm video Giật mình những vụ thương tâm do vừa sạc pin vừa dùng điện thoại:
Cụ bà ở Hà Nội bị kẻ giả danh công an lừa gần 2 tỷ
Đối tượng thông báo bà T. có liên quan đến một vụ ma tuý và yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản. Bà đã chuyển gàn 2 tỷ đồng rồi mới biết mình bị lừa.
Ngày 16/10, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Long Biên đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 2 tỷ đồng. Theo đó, vào ngày 30/9/2024, Công an phường Bồ Đề tiếp nhận đơn trình báo của bà T. (SN 1946; trú tại: Long Biên, Hà Nội) về việc nhận được một cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Long Biên.
Tội ác man rợ của gã bác sĩ sát hại, phân xác người tình
Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân, gã bác sĩ đã dùng chuyên môn được đào tạo để giết người tình ngay tại bệnh viện, rồi phân xác nạn nhân một cách dã man.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 16/4/2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai nhận được tin trình báo của gia đình về việc chị T.T.B.N (SN 1987, ngụ KP6, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) mất tích sau khi đưa con đi học tại Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, TP Biên Hoà. Tiếp nhận tin báo, Phòng cảnh sát hình sự đã phối hợp Công an TP Biên Hòa và các đơn vị nghiệp vụ phân công lực lượng nhanh chóng thực hiện các hoạt động điều tra xác minh. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Qua xác minh các mối quan hệ, các hoạt động của chị N, CQĐT phát hiện sự mất tích của chị này có những dấu hiệu bất thường. Cụ thể, chị N. có nhiều lần chuyển tiền cho một người đàn ông tên là Danh Sơn. Tiếp tục đi sâu tìm hiểu, trước đó chị N. thường xuyên liên lạc với Sơn và đặc biệt vào ngày mất tích (13/4), chị có liên lạc với Sơn qua điện thoại.(Ảnh minh họa, nguồn internet)
Nổ điện thoại lúc học online, học sinh lớp 5 tử vong
Cắm sạc pin khi học online, một học sinh lớp 5 ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) tử vong thương tâm do điện thoại phát nổ.
Đêm 14/10, thông tin từ huyện Nam Đàn cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một em học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Nam Anh tử vong do điện thoại phát nổ lúc sạc pin.
Thông tin ban đầu, từ 15-17h chiều 14/10, em Nguyễn Văn Q. (SN 2011) học sinh lớp 5C, Trường tiểu học Nam Anh, trú xã Nam Anh, huyện Nam Đàn đang học trực tuyến. Đến gần 16h, em Q. cắm điện thoại pin dự phòng thì bất ngờ điện thoại phát nổ khiến em bị bỏng nặng.