Phớt lờ Mỹ, châu Âu nhất trí duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran

Phớt lờ các phát ngôn cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhóm nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đã nhất trí duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết trong năm 2015.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May ngày 29/4 cho biết các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Đức đã nhất trí rằng việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran là phương thức tốt nhất để ngăn Tehran đạt được vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: financialtribune.com)
Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: financialtribune.com) 
Trong cuộc điện đàm ba bên giữa Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, các nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng thỏa thuận hạt nhân cần được mở rộng để bao hàm thêm các lĩnh vực khác như tên lửa đạn đạo, những gì xảy ra khi thỏa thuận hết hạn, cũng như hoạt động gây bất ổn khu vực của Iran.
Thông báo nêu rõ: "Các nhà lãnh đạo cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau và với Mỹ để đối phó với một loạt thách thức mà Iran tạo ra, trong đó có các vấn đề có thể được bao hàm trong một thỏa thuận mới."
Tuyên bố của lãnh đạo Anh, Pháp và Đức được đưa ra trong bối cảnh gần tới thời hạn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định về khả năng có áp đặt lại các biện pháp trừng phạt kinh tế của nước này đối với Iran hay không.
Tổng thống Trump luôn chỉ trích thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Tehran với nhóm cường quốc P5+1.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.

Cháy nhà máy Đài Loan có nhiều lao động Việt Nam, 5 lính cứu hỏa hy sinh

Trong số 7 người lính cứu hỏa xông vào nhà máy Công ty Kính Bằng ở thành phố Đào Viên cứu người trong vụ hỏa hoạn đêm 28-4 đã có 5 người hy sinh, 1 người đang trong tình trạng nguy kịch và 1 người bị thương không nghiêm trọng.

Trận hỏa hoạn bùng phát vào khoảng 9 giờ tối ngày 28-4 ở nhà máy Kính Bằng chuyên sản xuất bảng mạch in (PCB) ở thành phố Đào Viên của Đài Loan. Theo trang mạng xã hội của cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan thì nơi đây có khoảng 200 công nhân Việt Nam đang làm việc nhưng rất may tất cả các công nhân Việt Nam vẫn an toàn dù có thiệt hại về tài sản.

Cuộc đời Công chúa Ấn Độ trở thành điệp viên Anh

(Kiến Thức) - Xuất thân là Công chúa Ấn Độ nhưng cuộc đời của Noor Khan đã có những ngã rẽ “ngoạn mục” và bà trở thành một trong những nữ anh hùng của nước Anh trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Nữ điệp viên Anh Noor Khan sinh ngày 1/1/1914 tại thủ đô Moscow, Nga. Bà là con cả trong gia đình có 4 người con. Cha bà là cháu của Vua Tipu Sultan, cai trị Vương quốc Mysore vào thế kỷ XVIII, còn mẹ bà là người Mỹ. Ảnh: feminisminindia.com
Nữ điệp viên Anh Noor Khan sinh ngày 1/1/1914 tại thủ đô Moscow, Nga. Bà là con cả trong gia đình có 4 người con. Cha bà là cháu của Vua Tipu Sultan, cai trị Vương quốc Mysore vào thế kỷ XVIII, còn mẹ bà là người Mỹ. Ảnh: feminisminindia.com

Vào năm 1914, ngay trước khi Thế chiến I bùng nổ, gia đình Công chúa Noor Inayat Khan đã di cư từ Moscow (Nga) sang London (Anh) và định cư tại Bloomsbury. Tại Anh, bà được đào tạo để trở thành y tá ở Notting Hill. Ảnh: ATI.
 Vào năm 1914, ngay trước khi Thế chiến I bùng nổ, gia đình Công chúa Noor Inayat Khan đã di cư từ Moscow (Nga) sang London (Anh) và định cư tại Bloomsbury. Tại Anh, bà được đào tạo để trở thành y tá ở Notting Hill. Ảnh: ATI.

Năm 1920, gia đình Inayat Khan tiếp tục di cư sang Pháp và sinh sống tại vùng Suresnes, gần thủ đô Paris. Ảnh: war-experience.org.
Năm 1920, gia đình Inayat Khan tiếp tục di cư sang Pháp và sinh sống tại vùng Suresnes, gần thủ đô Paris. Ảnh: war-experience.org.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào tháng 6/1940, Noor Khan cùng gia đình lại sơ tán sang Anh trước khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ảnh: feminisminindia.com.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào tháng 6/1940, Noor Khan cùng gia đình lại sơ tán sang Anh trước khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ảnh: feminisminindia.com.

Vào tháng 11/1940, bà gia nhập lực lượng Nữ Không quân Trợ chiến (WAAF) và được đào tạo trở thành một nhân viên điều hành vô tuyến. Tiếp đến, bà gia nhập đội hình điệp viên thuộc Cục Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Tình báo Anh năm 1943. Ảnh: war-experience.org
Vào tháng 11/1940, bà gia nhập lực lượng Nữ Không quân Trợ chiến (WAAF) và được đào tạo trở thành một nhân viên điều hành vô tuyến. Tiếp đến, bà gia nhập đội hình điệp viên thuộc Cục Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Tình báo Anh năm 1943. Ảnh: war-experience.org

Vào tháng 6/1943, chỉ sau bốn tháng đào tạo, bà được cử sang Pháp dưới mật danh “Madeline” và có nhiệm vụ thu thập thông tin ở nước này rồi gửi về Anh. Ảnh: Công chúa Noor chụp ảnh cùng mẹ, bà Ora Ray Khan. Ảnh: war-experience.org
Vào tháng 6/1943, chỉ sau bốn tháng đào tạo, bà được cử sang Pháp dưới mật danh “Madeline” và có nhiệm vụ thu thập thông tin ở nước này rồi gửi về Anh. Ảnh: Công chúa Noor chụp ảnh cùng mẹ, bà Ora Ray Khan. Ảnh: war-experience.org

Cuối cùng, Noor Khan bị một điệp viên hai mang phản bội và bị Đức Quốc xã bắt giam, tra khảo tại trụ sở của họ ở Paris. Tuy nhiên, bà từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào cho Đức Quốc xã dù bị tra tấn tàn bạo. Ảnh: war-experience.org.
 Cuối cùng, Noor Khan bị một điệp viên hai mang phản bội và bị Đức Quốc xã bắt giam, tra khảo tại trụ sở của họ ở Paris. Tuy nhiên, bà từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào cho Đức Quốc xã dù bị tra tấn tàn bạo. Ảnh: war-experience.org.

Ngày 25/11/1943, Noor Khan trốn thoát khỏi trụ sở của Đức Quốc xã ở Paris nhưng sau đó bị bắt lại. Đức Quốc xã đã đưa bà về Đức và tống giam tại nhà tù Pforzheim trong suốt 10 tháng. Ảnh: MensXP.com.
Ngày 25/11/1943, Noor Khan trốn thoát khỏi trụ sở của Đức Quốc xã ở Paris nhưng sau đó bị bắt lại. Đức Quốc xã đã đưa bà về Đức và tống giam tại nhà tù Pforzheim trong suốt 10 tháng. Ảnh: MensXP.com.

Tháng 9/1944, Noor Khan bị chuyển tới trại tập trung Dachau cùng 4 điệp viên khác. Vào sáng ngày 13/9/1944, bà đã bị xử bắn. Câu nói cuối cùng của nữ điệp viên dũng cảm này là “Tự do”. Ảnh: muslimvoiceofindia.
Tháng 9/1944, Noor Khan bị chuyển tới trại tập trung Dachau cùng 4 điệp viên khác. Vào sáng ngày 13/9/1944, bà đã bị xử bắn. Câu nói cuối cùng của nữ điệp viên dũng cảm này là “Tự do”. Ảnh: muslimvoiceofindia.

Tượng đài tưởng niệm nữ điệp viên Noor Khan được dựng lên tại London, Anh. Ảnh: ATI.
Tượng đài tưởng niệm nữ điệp viên Noor Khan được dựng lên tại London, Anh. Ảnh: ATI. 

Mời độc giả xem thêm video: Cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc hồi phục nhanh chóng (Nguồn :VTC1)