Phóng viên Mỹ bị sàm sỡ khi đang dẫn truyền hình trực tiếp

Phóng viên Alex Bozarjian của đài NBC, Mỹ, bị một người đàn ông sàm sỡ khi đang đưa tin truyền hình trực tiếp hôm 7/12. Vụ việc khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
 

Mặc áo phông và cầm micro, Alex Bozarjian đứng trên cầu ở Savannah, bang Georgia, Mỹ, để đưa tin trực tiếp về giải chạy bộ đang diễn ra tại đây.
Trong khi những người tham dự chạy qua khung hình, hô vang và cổ vũ, một người đàn ông đeo kính râm, mặc áo phông dài tay bất ngờ tạt ngang và vỗ vào thân dưới của phóng viên Bozarjian.
Bị sốc, cô nói lắp bắp nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để tiếp tục đưa tin, theo Washington Post.
Phong vien My bi sam so khi dang dan truyen hinh truc tiep
Cảnh phóng viên Bozarjian bị người đàn ông sàm sỡ. Ảnh: Chụp màn hình.
Hành vi quấy rối tình dục này được ghi lại và sau đó đăng tải trên mạng xã hội, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ. Hôm 7/12, phóng viên Bozarjian viết về vụ việc trên Twitter.
"Gửi người đàn ông đã đánh vào mông tôi trên truyền hình trực tiếp sáng nay. Anh đã xúc phạm tôi, coi thường tôi và làm tôi xấu hổ. Không có người phụ nữ nào đáng phải hứng chịu điều này tại nơi làm việc hay bất cứ nơi nào! Cư xử tử tế hơn đi".
Robert Wells, giám đốc của Hội đồng thể thao Savannah, tổ chức tài trợ cho cuộc đua, nhanh chóng lên tiếng về vụ việc.
"Điều này sẽ không được dung thứ tại các sự kiện của chúng tôi. Chúng tôi có đánh số và hình ảnh để dễ nhận dạng người tham dự. Còn Alex ạ, những gì xảy ra hôm nay 100% là không thể chấp nhận được. Tôi có thể đảm bảo cho cô và chúng tôi sẽ tìm ra anh ta".
Đây không phải là lần đầu tiên phóng viên bị sàm sỡ trên sóng truyền hình Mỹ. Đầu năm nay, một người đàn ông ở Kentucky đã bị cáo buộc tội quấy rối vì hôn phóng viên Sara Rivest khi cô đang đưa tin trực tiếp.

Bất ngờ danh sách quan chức cấp cao Mỹ từng ghé thăm Triều Tiêu

(Kiến Thức) - Năm 2009, cựu Tổng thống Bill Clinton đáp chuyến bay xuống thủ đô Triều Tiên. Khi đó, ông trở thành nhân vật cao cấp nhất của Mỹ đặt chân lên quốc gia Đông Á này kể từ khi cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright đến đây năm 2000. 

Ngày 4/8/2009, Triều Tiên đón cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bằng hoa và những cái bắt tay thân mật tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Cựu Tổng thống Bill Clinton nhận hoa từ một em nhỏ Triều Tiên tại sân bay Bình Nhưỡng. Getty.
Ngày 4/8/2009, Triều Tiên đón cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bằng hoa và những cái bắt tay thân mật tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Cựu Tổng thống Bill Clinton nhận hoa từ một em nhỏ Triều Tiên tại sân bay Bình Nhưỡng. Getty. 

Cựu Tổng thống Mỹ tới quốc gia Đông Á này nhằm đàm phán về tự do cho hai phóng viên Mỹ. Chuyến đi diễn ra trong thời điểm căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ lên cao sau các cuộc thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
Cựu Tổng thống Mỹ tới quốc gia Đông Á này nhằm đàm phán về tự do cho hai phóng viên Mỹ. Chuyến đi diễn ra trong thời điểm căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ lên cao sau các cuộc thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters. 

Được biết, cựu Tổng thống Bill Clinton là nhân vật cao cấp nhất của Mỹ tới Bình Nhưỡng kể từ khi cựu Ngoại trưởng Madeleine K. Albright đặt chân đến quốc gia Đông Á này năm 2000. Ảnh: Bill Clinton (trái) ngồi cạnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng ngày 4/8/2009. Ảnh: AP.
 Được biết, cựu Tổng thống Bill Clinton là nhân vật cao cấp nhất của Mỹ tới Bình Nhưỡng kể từ khi cựu Ngoại trưởng Madeleine K. Albright đặt chân đến quốc gia Đông Á này năm 2000. Ảnh: Bill Clinton (trái) ngồi cạnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng ngày 4/8/2009. Ảnh: AP.

Trước đó, hồi tháng 10/2000, nữ Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madeleine K. Albright, dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, đã đáp chuyến bay xuống thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Ảnh: Getty Images.
Trước đó, hồi tháng 10/2000, nữ Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madeleine K. Albright, dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, đã đáp chuyến bay xuống thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Ảnh: Getty Images.

Bà Madeleine đã có cuộc hội đàm kéo dài 6 giờ đồng hồ để thuyết phục Chủ tịch Triều Tiên khi đó là ông Kim Jong-il dừng các vụ thử nghiệm tên lửa. Ảnh: Getty Images.
Bà Madeleine đã có cuộc hội đàm kéo dài 6 giờ đồng hồ để thuyết phục Chủ tịch Triều Tiên khi đó là ông Kim Jong-il dừng các vụ thử nghiệm tên lửa. Ảnh: Getty Images. 

Tuy nhiên, kết quả đạt được sau chuyến đi này của cựu Ngoại trưởng Albright được đánh giá là không quá nổi bật. Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đi cùng nữ Ngoại trưởng Mỹ Madeleine K. Albrigh (phải) tại thủ đô Bình Nhưỡng tháng 10/2000. Ảnh: Pool.
Tuy nhiên, kết quả đạt được sau chuyến đi này của cựu Ngoại trưởng Albright được đánh giá là không quá nổi bật. Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đi cùng nữ Ngoại trưởng Mỹ Madeleine K. Albrigh (phải) tại thủ đô Bình Nhưỡng tháng 10/2000. Ảnh: Pool. 

Chuyến thăm Triều Tiên gần đây nhất của các quan chức Mỹ diễn ra trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp diễn ra tại Singapore ngày 12/6. Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng hồi tháng 5/2018 để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Ảnh: Reuters.
Chuyến thăm Triều Tiên gần đây nhất của các quan chức Mỹ diễn ra trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp diễn ra tại Singapore ngày 12/6. Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng hồi tháng 5/2018 để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Ảnh: Reuters. 

Trước đó, ông Mike Pompeo đã bí mật đến Triều Tiên vào tháng 4/2018 và là quan chức đầu tiên của Mỹ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Khi đó, ông Pompeo là Giám đốc CIA và đang được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng. Ảnh: Reuters.
 Trước đó, ông Mike Pompeo đã bí mật đến Triều Tiên vào tháng 4/2018 và là quan chức đầu tiên của Mỹ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Khi đó, ông Pompeo là Giám đốc CIA và đang được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng. Ảnh: Reuters.

Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều, Sung Kim, cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, hiện là Đại sứ Mỹ tại Philippines, đã được triệu tập từ thủ đô Manila trở về để dẫn dắt các công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử sắp tới. Ảnh: Getty.
Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều, Sung Kim, cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, hiện là Đại sứ Mỹ tại Philippines, đã được triệu tập từ thủ đô Manila trở về để dẫn dắt các công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử sắp tới. Ảnh: Getty. 

Cuối tháng 5/2018, Đại sứ Sung Kim đã bước qua đường phân định ranh giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên để gặp Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui (phải). Ảnh: Hani.co.
 Cuối tháng 5/2018, Đại sứ Sung Kim đã bước qua đường phân định ranh giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên để gặp Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui (phải). Ảnh: Hani.co.

Được biết, đi cùng Đại sứ Sung Kim còn có nhiều quan chức Mỹ khác, trong đó có Allison Hooker, quan chức Bộ Quốc phòng kiêm chuyên gia về Triều Tiên tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Ảnh: Yonhap.
 Được biết, đi cùng Đại sứ Sung Kim còn có nhiều quan chức Mỹ khác, trong đó có Allison Hooker, quan chức Bộ Quốc phòng kiêm chuyên gia về Triều Tiên tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Ảnh: Yonhap.

Bí ẩn nữ phóng viên xinh đẹp của Mỹ mất tích 23 năm trước

Jodi Huisentfruit, nữ phóng viên nổi tiếng của đài truyền hình KIMT, mất tích một cách bí ẩn trên đường đi làm cách đây hơn 20 năm nhưng chị vẫn chưa được tìm thấy.

Vào ngày nữ phóng viên 27 tuổi mất tích (27/6/1995), Amy Kuns - nhà sản xuất của đài truyền hình KIMT đã gọi điện thoại đến nhà của cô lúc hơn 4h sáng sau khi không thấy cô đi làm. Jodi Huisentbean thường đến đài truyền hình lúc 4h sáng để làm tóc và trang điểm trước khi lên sóng trong mục tin tức buổi sáng lúc 6h.

David Kennerly: “Tôi đã nói với Tổng thống, Sài Gòn sẽ thất thủ sau hai tuần nữa”

"Tôi đã nói với Tổng thống là Sài Gòn sẽ thất thủ sau hai tuần nữa, và thực tế quả đúng như vậy” - David Hume Kennerly, người đoạt giải Pulitzer về chiến tranh Việt Nam nhớ lại.

LTS: Đầu năm 2018, có một cựu phóng viên chiến trường trở lại Hà Nội, nơi 45 năm trước ông từng có mặt để chụp ảnh về đợt trao trả những tù binh Mỹ cuối cùng, theo tinh thần Hiệp định Hòa bình Paris. Ông là David Hume Kennerly, lúc đó là phóng viên ảnh của tạp chí Time nối tiếng.