Phó Tổng thống Mỹ bị tố đụng chạm "thiếu chuẩn mục" với phụ nữ

Cựu thành viên nghị viện bang Nevada, Lucy Flores, nói cảm thấy "ghê tởm và bối rối" khi phó tổng thống Mỹ bất ngờ hôn vào cổ mình trong một sự kiện vận động tranh cử năm 2014.

Lucy Flores đã kể lại vụ việc trong một bài viết đăng trên tạp chí The Cut của New York vào tuần qua. Cô cáo buộc ông Joe Biden, khi đó đang giữ chức phó tổng thống Mỹ, từng chạm vào vai và hôn vào cổ mình từ phía sau.
Vụ việc xảy ra trong cánh gà, tại một sự kiện vận động tranh cử vào tháng 11/2014 cho ghế phó thống đốc bang Nevada, theo CNN.
Pho Tong thong My bi to dung cham
Ông Joe Biden và Lucy Flores trong sự kiện vận động tranh cử phó thống đốc bang Nevada năm 2014. Ảnh: Getty. 
"Tôi cảm thấy ông ấy đến rất gần từ sau lưng. Ông ấy dựa vào người rồi ngửi tóc tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ", Floress kể mình cảm thấy sốc và bối rối khi bị "hôn trên cổ".
"Tôi không thể cử động hay nói bất kỳ điều gì. Tất cả những gì tôi muốn khi đó là khiến ông Biden tránh xa tôi", cô viết.
Trong khi đó, phía văn phòng của ông Biden cho biết cựu phó tổng thống Mỹ không nhớ từng có bất kỳ hành vi nào thiếu chuẩn mực với Flores.
"Phó tổng thống Biden đã hỗ trợ Lucy Flores trong đợt tranh cử phó thống đốc bang Nevada vào năm 2014 và đã có bài phát biểu ủng hộ cô ấy trong một sự kiện đông người tham dự", Bill Russo, người phát ngôn của ông Joe Biden, cho biết.
"Tuy nhiên, dù tại thời điểm đó hay trong những năm sau, phó tổng thống lẫn nhân viên tháp tùng chưa bao giờ cảm thấy cô Flores bị đặt vào tình thế khó xử. Chúng tôi cũng không nhớ từng xảy ra vụ việc như cô ấy mô tả", ông nói.
Pho Tong thong My bi to dung cham
 Lucy Floress trong một cuộc họp tại thành phố Carson năm 2013. Ảnh: AP.
Những cáo buộc của Flores xuất hiện giữa lúc ông Joe Biden đang cân nhắc tranh cử tổng thống năm 2020. Truyền thông Mỹ cho biết Biden có thể sẽ tuyên bố chính thức quyết định tranh cử vào tháng 4 này.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 29/3, Flores khẳng định cô chính thức lên tiếng về vụ việc vì cảm thấy cách cư xử của ông Biden với phụ nữ trong những năm qua chưa được xem xét kỹ lưỡng.
Từng có nhiều hình ảnh ông Biden đụng chạm một số phụ nữ trong các sự kiện vận động chính trị. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đó chỉ là phong cách gần gũi của cựu phó tổng thống Mỹ.
Trong buổi tuyên thệ nhậm chức của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter năm 2015, ông Joe Biden đã khoác tay lên vai vợ Carter là bà Stephanie, nghiêng người và nói thầm điều gì đó với bà. Đoạn video ghi lại hình ảnh này đã tạo ra nhiều bàn tán trên mạng xã hội.
Bà Stephanie sau đó khẳng định không cảm thấy bị xúc phạm bởi cử chỉ của ông Biden.

Đột nhập hang muối dài nhất thế giới ở Israel

(Kiến Thức) - Các nhà thám hiểm Israel đã phát hiện hang muối dài nhất thế giới có tên Malham tại vùng núi Sodom, gần Biển Chết, Israel. Hang động này có chiều dài tổng cộng lên tới 10km.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel
 Theo Daily Mail, hang muối dài nhất thế giới Malham được phát hiện dưới núi Sodom ở Israel. Hệ thống hang động này có chiều dài tổng cộng lên tới 10 km. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-2
Các nhà thám hiểm Israel đã phát hiện ra hang động này.  Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-3
 Những khối thạch nhũ trong hang động Malham dưới núi Sodom gần Biển Chết ngày 27/3. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-4
 Cuộc khảo sát để đo chiều dài hệ thống hang động này được Đại học Do Thái Jerusalem tiến hành cùng các chuyên gia đến từ Israel, Bularia, và nhiều quốc gia khác. Ảnh: EPA.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-5
 Efraim Cohen, một thành viên của Trung tâm nghiên cứu hang động thuộc Đại học Do thái Jerusalem, tham quan bên trong hang muối Malham. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-6
 Một phụ nữ nhìn ngắm thạch nhũ trắng trong hang Malham ngày 27/3. Ảnh: Reuters.
\
Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-7
Các nhà nghiên cứu Israel cho biết Malham là hang muối dài nhất thế giới. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-8
 Boaz Langford, một thành viên khác của Trung tâm Nghiên cứu Hang động thuộc Đại học Do thái Jerusalem, thám hiểm hang muối Malham. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-9
Yoav Negev, Chủ tịch Câu lạc bộ thám hiểm hang động Israel và là người đứng đầu dự án Vẽ bản đồ hang động Malham, đứng ở lối vào hang Malham. Ảnh: Reuters. 

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-10
 Một phụ nữ bên trong hang động Malham, gần Biển Chết, ngày 27/3. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-11
 Boaz Langford, thành viên của Trung tâm nghiên cứu hang động Israel, bên trong hang muối Malham. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-12
 Một phụ nữ đi bộ trong hang Malham dưới núi Sodom, gần Biển Chết, ngày 27/3. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-13
 Các phóng viên báo chí bên trong hang động Malham. Ảnh: Reuters.

Dot nhap hang muoi dai nhat the gioi o Israel-Hinh-14
 Theo Daily Mail, về cơ bản, núi Sodom là một khối muối khổng lồ, được bao phủ bởi lớp đá mỏng. Ảnh: AP.

Bật mí thú vị về Thông điệp Liên bang của các Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. 

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My
 Theo Insider, các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. Ngay sau đó, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc này. (Nguồn ảnh: Insider)

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-2
Bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Harry S.Truman ngày 5/10/1947 là bài phát biểu Thông điệp Liên bang đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên ti vi.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-3
 Trong Thông điệp Liên bang năm 1974, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Nixon đã kêu gọi kết thúc cuộc điều tra vụ Watergate. “Một năm điều tra vụ Watergate là quá đủ rồi”, ông nói. Nhưng 7 tháng sau đó, vụ bê bối Watergate đã khiến ông Nixon phải từ chức sau 5 năm rưỡi cầm quyền.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-4
Ông Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời một vị khách đến để vinh danh người đó trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 1982. Khi đó, ông Lenny Skutnik (giữa) đã được tôn vinh vì hành động cứu người trong một vụ tai nạn máy bay. 

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-5
Hệ thống mạng đã bị cắt trước khi phần phản ứng của Đảng Cộng hòa đối với bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1997 được phát sóng. Ảnh: Tổng thống Clinton đọc Thông điệp Liên bang vào năm 1996.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-6
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush đã sử dụng thuật ngữ “Trục ma quỷ” nhằm miêu tả các quốc gia mà ông cáo buộc là “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-7
 Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Samuel Alito (ảnh) đã lắc đầu thể hiện sự không đồng tình khi lắng nghe Thông điệp Liên bang của Tổng thống Barack Obama năm 2010.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-8
 Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ tay và cười tươi khi ông Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2014.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-9
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg dường như ngủ gật trong lúc Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2015.