Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh dự án quây núi đá vùng đệm vịnh Hạ Long
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương có liên quan kiểm tra thông tin, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/11.
Ngày 8/11, Văn phòng Chính phủ có công văn 6769/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc kiểm tra, xử lý phản ánh của báo chí về dự án khu đô thị quây núi đá vùng đệm vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ".
Dự án lấn biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long
Về việc này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra phản ánh của báo chí, xử lý theo thẩm quyền và đúng quy định. Đồng thời, có báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 25/11.
Nội dung được báo chí phản ánh liên quan đến dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả. Dự án này do Công ty TNHH Đỗ Gia Capital làm chủ đầu tư, đang đổ đất tạo thành con đường dài hơn 1 km tính từ đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả ra phía biển. Đáng chú ý, nhiều núi đá bị quây vào thành "hòn non bộ", đất đá san lấp làm đục và đổi màu nước biển.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:
Vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long bị quây làm “hòn non bộ” và nhiều hành vi xâm phạm di tích, di sản trên toàn quốc gióng lên hồi chuông cảnh báo vấn nạn xâm hại di sản.
Nhiều chuyên gia lên tiếng phản đối dự án lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long làm dự án bất động sản, bởi dự án đe dọa, xâm hại trực tiếp đến di sản. “Đôi khi, việc phân biệt giữa vùng lõi, vùng đệm di sản còn chưa rõ ràng khiến nhà đầu tư lợi dụng để tăng giá trị dự án. Đây cũng được coi là một hành vi lách luật khi sử dụng các cảnh quan của di sản thiên nhiên thành cảnh quan riêng của dự án”, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ý kiến.
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa
Phát ngôn ấn tượng phiên chất vấn 6/11: Đi cao tốc, giải quyết "nỗi buồn" thế nào?
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?; Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Cao tốc sớm hư hỏng…là những chất vấn ấn tượng tại Quốc hội ngày 6/11.
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?: “Hiện nay, cao tốc đi qua tỉnh Bình Thuận gần 200 km đi vào vận hành, lưu thông nhưng lại chưa bố trí trạm dừng chân. Khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc này không biết phải giải quyết "nỗi buồn" như thế nào? Đề nghị Bộ trưởng cho biết sẽ giải quyết vấn đề này ra sao và khi nào có trạm dừng chân?”, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng.
Mong được cảm thông khi cao tốc không trạm dừng nghỉ: Trả lời chất vấn câu hói của đại biểu Thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận trách nhiệm trong việc chậm triển khai thực hiện các trạm dừng nghỉ: “Thời gian qua,việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu: vừa chạy vừa xếp hàng. Trước đây, chưa có quy định cụ thể về quy mô của các trạm dừng nghỉ, do vậy Bộ đã quyết liệt trong xây dựng hành lang pháp lý, quy hoạch, triển khai đấu thầu, mời gọi nhà đầu tư. Hiện đã tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư, 9 trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần thuộc giai đoạn 1 đang trong triển khai. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiến hành song song với quá trình hoàn thiện tuyến đường”.
Nghệ An: Người phụ nữ mượn tiền “đảo khế” chiếm đoạt hơn 2,5 tỷ
Để có tiền đầu tư bán hàng trên mạng, Võ Thị Tuyết lừa vay của nạn nhân với lý do để “đảo khế” sau đó chiếm đoạt số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam Võ Thị Tuyết (SN 1990, trú tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Võ Thị Tuyết tại cơ quan Công an. Ảnh Công an tỉnh Nghệ An.