Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: “Chưa có quy định rõ hình thức từ chức”

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cho biết, Luật Cán bộ công chức đã quy định các hình thức kỷ luật, với cán bộ thì có bãi nhiệm và miễn nhiệm, nhưng pháp luật chưa quy định rõ việc từ chức.

Nêu câu hỏi chất vấn sáng 1/11 với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập đến trách nhiệm nêu gương và từ chức của cán bộ.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết, tại Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII có quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ là chủ động từ chức khi thấy mình không đủ điều kiện, năng lực và uy tín.
“Theo Phó thủ tướng, làm thế nào để quy định này áp dụng được với các đảng viên, cán bộ?” - đại biểu Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi trên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, từ chức là vấn đề mới, là việc làm tự nguyện khi người được bổ nhiệm thấy rằng mình không đủ sức khoẻ, uy tín, nếu có vi phạm.
Pho Thu tuong Truong Hoa Binh: “Chua co quy dinh ro hinh thuc tu chuc”
 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.
“Trong luật Cán bộ công chức cũng có quy định 5 hình thức kỷ luật. Riêng với cán bộ có hình thức bãi nhiệm và miễn nhiệm. Nhưng pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về hình thức từ chức”, Phó Thủ tướng cho biết.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, sau khi có Nghị quyết Trung ương 8, Quốc hội, Chính phủ sẽ cụ thể hóa hình thức từ chức bởi những văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề từ chức không chỉ trong các cơ quan Chính phủ mà cả trong Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, trong hệ thống chính trị, mặt trân, các đoàn thể…Do vậy, đây là một vấn đề cũng khá rộng cần phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện”, Phó Thủ tướng cho biết.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng cho hay, Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành văn bản như Nghị định hướng dẫn cụ thể những văn bản của Quốc hội hay Luật Cán bộ công chức.
“Qua việc từ chức có hình thức tự nguyện nhưng nếu anh không từ chức mà anh có vi phạm, bỏ phiếu tín nhiệm không đạt theo quy định thì vẫn bị bãi nhiễm. Trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm nếu có của cán bộ, công chức đó thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bị xử lý hành chính, bị kỷ luật Đảng theo đúng quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ.

Nằm ngoài bán kính đền bù 1m, gia đình quanh năm ngửi mùi rác thải

(Kiến Thức) - Do gia đình bà Tin nằm ngoài bán kính đền bù, giải tỏa 1m, vì vậy nhiều năm qua, gia đình phải sống chung với rác thải và mùi rác thải.

Nam ngoai ban kinh den bu 1m, gia dinh quanh nam ngui mui rac thai
 Tại khu đồi dài thuộc xóm Mỹ Lâm, thôn Tam Mỹ (xã Tản Lĩnh) trước đây có 12 hộ dân sinh sống. Khi Hà Nội thực hiện chính sách hỗ trợ đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch vùng ảnh hưởng môi trường từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn thì 11 hộ nằm trong bán kính 500m (tính từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn) đã chuyển đi nơi khác.

Nam ngoai ban kinh den bu 1m, gia dinh quanh nam ngui mui rac thai-Hinh-2
 Duy nhất hộ gia đình của bà Vũ Thị Tin (SN 1954) phải ở lại do diện tích nằm ngoài bán kính giải tỏa 1m (tức là 501m). “Hiện chỉ còn một mình gia đình 6 người của tôi ở giữa bãi rác, nghĩa địa, đồng ruộng sản xuất, không có hàng xóm láng giềng. Chúng tôi cả năm nay sống khổ sở vì mùi hôi thối từ bãi rác Xuân Sơn theo gió thổi đến, không khí suốt ngày đêm ô nhiễm, ruồi, muỗi nhiều vô kể”, - bà Tin nói với PV Kiến Thức.

2.976 ý kiến, kiến nghị gửi Quốc hội, cử tri mong muốn điều gì?

(Kiến Thức) - Trong 2.976 ý kiến, kiến nghị gửi tới Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước bày tỏ những lo lắng về vấn đề lạm phát tiềm ẩn, tham nhũng, bất cập sách giáo khoa, vấn đề quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản...

2.976 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi Quốc hội