Phim Việt có nhân vật phản diện nào khiến netizen tức tối suốt 17 năm?

Dù Mùi ngò gai đã kết thúc được 17 năm, khán giả vẫn không thể chấp nhận được cái kết một kẻ ác từ đầu đến cuối ,nhưng chưa một lần phải trả giá

Phim Việt có một số tác phẩm được khán giả yêu thích, thường xuyên được nhắc lại. Đó là Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Về nhà đi con, ... hay xa hơn thì có Mùi ngò gai, Bỗng dưng muốn khóc, Những ngọn nến trong đêm,... Đây đều là những phim truyền hình có chất lượng tốt.
Gần đây nhất, bộ phim Mùi ngò gai bất ngờ được khán giả nhắc lại trên mạng xã hội và trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm bởi những câu chuyện xoay quanh nhân vật phản diện: Phương (Kim Hiền). Cụ thể, sau 17 năm, khán giả vẫn không thể chấp nhận được cái kết của nhân vật này, một kẻ ác từ đầu đến cuối nhưng chưa một lần phải trả giá.
Phim Viet co nhan vat phan dien nao khien netizen tuc toi suot 17 nam?
 
Phim là một hành trình, từ khi các nhân vật còn nhỏ đến khi tất cả đều đã trưởng thành và dần có gia đình riêng. Từ nhỏ, Phương đã là một nhân vật phản diện "kiểu mẫu". Cô bé xinh xắn, giàu có, được bố mẹ và anh trai yêu thương nhưng lại luôn đố kị với Vi, người bạn cùng tuổi với gia cảnh khó khăn, phải làm giúp việc thay mẹ tại nhà Phương. Vốn dĩ Phương chẳng có lý do gì để phải đố kỵ với Vi khi Phương có trong tay mọi thứ thế nhưng cô bé quá xấu tính, từ bé đã biết hãm hại người khác, thậm chí là dùng tiền để được làm lớp trưởng.
Phim Viet co nhan vat phan dien nao khien netizen tuc toi suot 17 nam?-Hinh-2
 
Phim Viet co nhan vat phan dien nao khien netizen tuc toi suot 17 nam?-Hinh-3
Cảnh phim kinh điển của Phương và Vi hồi nhỏ 
Khi lớn lên, Phương càng trở nên khó ưa trong mắt khán giả. Cô làm đủ mọi chiêu trò để hãm hại Vi, chia cách Vi và Trường. Chưa kể khi đi làm, Phương còn bất bài, liên tục ăn cắp ý tưởng thiết kế của người khác.
Dù quá ích kỷ, xấu tĩnh, lắm chiêu trò nhưng đến sau cùng, Phương lại không hề phải trả giá, cô ta thậm chí còn có cái kết hạnh phúc bên cạnh Trường - người đàn ông có thể yêu thương cô một cách bất chấp. Ngay cả chuyện hiến thận cứu ba, Phương cũng chẳng phải làm, thay vào đó người làm là Vi, cô chị gái cùng cha khác mẹ, đến khi có lại danh phận thì vẫn bị Phương đố kị, khinh miệt, đổ lỗi.
Phim Viet co nhan vat phan dien nao khien netizen tuc toi suot 17 nam?-Hinh-4
 
Phim Viet co nhan vat phan dien nao khien netizen tuc toi suot 17 nam?-Hinh-5
 
Dù Mùi ngò gai đã kết thúc được 17 năm, khán giả vẫn không thể chấp nhận được cái kết quá nhẹ nhàng của nhân vật này. Nhiều bình luận bày tỏ sự "hậm hực", thậm chí còn cho biết sau bao năm, vẫn chưa thể xem tập cuối Mùi ngò gai .
Phim Viet co nhan vat phan dien nao khien netizen tuc toi suot 17 nam?-Hinh-6
Bình luận của khán giả 

Thủ tướng Chính phủ: Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam

Chiều 4/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2023 (ASEAN BIS) năm 2023.

Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động của Thủ tướng khi đến Indonesia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
ASEAN BIS là diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp thường niên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN; với sự tham dự của nguyên thủ các nước ASEAN và các nước đối tác; các bộ trưởng, quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp lớn và uy tín của ASEAN và thế giới.
Tham dự Hội nghị năm nay có đại diện hơn 2.000 doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, trong đó có hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham dự trực tiếp và trực tuyến. Hội nghị thu hút hơn 100 diễn giả quốc tế, trong đó có lãnh đạo nhiều nước ASEAN và các nước đối tác.
Với chủ đề: "ASEAN trong vai trò trung tâm: Sáng tạo để bao trùm hơn", ASEAN BIS 2023 tập trung thảo luận về 5 chủ đề chính bao gồm: Chuyển đổi số và phát triển bền vững; an ninh lương thực; y tế sức khỏe; đảm bảo hoạt động doanh nghiệp; và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) trong việc tổ chức Hội nghị.
Thu tuong Chinh phu: Thanh cong cua nha dau tu cung la thanh cong cua Viet Nam
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại ASEAN BIS 2023. Ảnh: Nhật Bắc
Những năm qua, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN đã phát huy vai trò là diễn đàn lớn nhất của doanh nghiệp trong khu vực để thực hiện đối thoại công - tư, đề ra các chiến lược, giải pháp nhằm vượt qua thách thức, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng nhận định thời gian qua, thế giới trải qua nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, như đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột, gây ra những "cơn gió ngược" với kinh tế thế giới và kinh tế các nước. Do đó, cần xác định tình hình luôn có khó khăn, thách thức đan xen với cơ hội và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Với cục diện thế giới đa cực là một xu thế tất yếu, cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt, xu hướng phân mảnh, tập hợp lực lượng ngày càng rõ nét. ASEAN đứng trước sứ mệnh phải khẳng định "là một cực trong thế giới đa cực", là trung tâm trong hợp tác cũng như cấu trúc ở khu vực, và ASEAN hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận được sứ mệnh đó.
Để ASEAN có thể tiếp tục phát huy vai trò, vị thế và tận dụng, nắm bắt những cơ hội từ trật tự thế giới hiện tại, Thủ tướng nhấn mạnh một số định hướng chiến lược.
Theo đó, ASEAN cần củng cố và tăng cường đoàn kết nội khối, giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm chung của ASEAN; giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.
ASEAN cần duy trì cam kết lâu dài về mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư; luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
ASEAN cần tăng cường hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới, nhất là các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Cùng với đó, không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Kiên định cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu với các vấn đề toàn cầu, toàn dân và trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.
Thu tuong Chinh phu: Thanh cong cua nha dau tu cung la thanh cong cua Viet Nam-Hinh-2
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư với tinh thần thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc
Để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá mới cho ASEAN, Thủ tướng cho rằng chính phủ và doanh nghiệp cần hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, thực chất hơn.
Theo đó, cần cùng nhau hoàn thiện thể chế thông qua chuẩn hóa và hài hòa hóa các quy định đầu tư, kinh doanh trong ASEAN, đơn giản hóa các thủ tục bằng chuyển đổi số; khuyến khích và coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc mới phát sinh.
Thứ hai, cùng chung tay phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược để kết nối kinh tế, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cứng về giao thông vận tải, năng lượng, hạ tầng chuyển đổi số, phát triển xanh…
Thứ ba, cùng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy nguồn lực con người.
"Những vấn đề trên cần phải được phối hợp ở cả ba cấp độ: Giữa chính phủ với chính phủ để hài hòa chính sách, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để đồng bộ trong triển khai, giữa chính phủ với doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, kết hợp hài hòa giữa sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển; phát huy vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để không có ai bị bỏ lại phía sau; nâng cao năng lực và đạo đức kinh doanh, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, kinh doanh bền vững; tuân thủ pháp luật, phát triển văn hóa trong doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa ASEAN đậm đà bản sắc; đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ với tinh thần "trong tôi có bạn, trong bạn có tôi".
Thủ tướng khẳng định, là một đối tác tin cậy, thành viên tích cực có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước ASEAN khác nỗ lực để xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng ASEAN tự cường, phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và Cộng đồng ASEAN cũng như chính các doanh nghiệp.
"Về phần mình, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư với tinh thần thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng nhấn mạnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:

(Nguồn: VTV4)




Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Chiều 10/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn tháp tùng Tổng thống Mỹ Joe Biden có Ngoại trưởng Antony Blinken, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry; cùng các trợ lý, phó trợ lý và cố vấn đặc biệt của Tổng thống.
Về phía đoàn Việt Nam, đón Tổng thống Mỹ tại sân bay có: Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Chủ tịch HĐND Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Việt Dũng...
Tong thong My Joe Biden den Ha Noi, bat dau chuyen tham Viet Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Sân bay Quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Trong chiều nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Joe Biden tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ đón, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng thống Joe Biden sẽ tiến hành hội đàm và phát biểu với báo chí sau hội đàm.
Ngày 11/9, Tổng thống Biden sẽ hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính và cùng dự Hội nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ về đổi mới sáng tạo và đầu tư.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ gặp Tổng thống Mỹ và chủ trì chiêu đãi cấp Nhà nước. Ông Biden cũng dự kiến có lịch tham gia một số hoạt động cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Joe Biden đánh dấu 10 năm hai nước xác lập và triển khai quan hệ đối tác toàn diện (2013 - 2023). Ông Biden là Tổng thống Mỹ thứ 5 thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.
Chuyến thăm là sự tiếp nối các chuyến thăm Việt Nam trong gần 30 năm qua của những người đứng đầu Nhà Trắng gồm: Tổng thống Bill Clinton (năm 2000), Tổng thống George W. Bush (năm 2006), Tổng thống Obama (năm 2016) và Tổng thống Donald Trump (năm 2017).
Tong thong My Joe Biden den Ha Noi, bat dau chuyen tham Viet Nam-Hinh-2
 Thiếu nữ Thủ đô tặng hoa, chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden "rất đặc biệt". Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 10 năm hai nước xác lập Quan hệ Đối tác toàn diện (2013-2023).
Nhận định về những lĩnh vực được ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới, ông Ngọc cho rằng đó là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư. Đây sẽ là trọng tâm, nền tảng, đồng thời là động lực cho hợp tác chung trong quan hệ hai nước.
Cùng với đó, hai bên tập trung vào hợp tác chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, kinh tế xanh và phát triển công nghiệp chế tạo.
Về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, lãnh đạo Bộ Ngoại giao khẳng định đây là lĩnh vực hợp tác mang tính đột phá. Việt Nam và Mỹ tập trung tạo nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái bán dẫn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, các công nghệ phục vụ chuyển đổi năng lượng, công nghệ sinh học, nâng cao y tế, dược phẩm.
Ngoài ra, hai nước cũng ưu tiên hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh trong thời gian tới.
Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013.
Năm 2022, thương mại hai chiều đạt 123 tỷ USD, tăng gần 300 lần so với con số 450 triệu USD năm 1995. Việt Nam cũng nhanh chóng vươn lên để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN.
Cũng từ năm 2002, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến năm 2022, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ cán mốc 100 tỷ USD.
Về đầu tư, Mỹ luôn nằm trong top nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến năm 2022, có hơn 11 tỷ USD đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam, chưa kể đầu tư thông qua chi nhánh của công ty Mỹ từ các nước thứ ba.