Philippines-Mỹ sắp tập trận gần Biển Đông

(Kiến Thức) - Mỹ và Philippines chuẩn bị tập trận chung gần Biển Đông, trong khi căng thẳng gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh.

Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippines tập trận chung.
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippines tập trận chung. 

Cuộc tập trận Phiblex bắt đầu ngày Thứ Tư (18/9) và sẽ kéo dài 3 tuần liền.

Đây được cho là hoạt động thể hiện quan hệ quân sự thân thiết giữa hai nước đồng minh, cũng như hiện diện ngày càng lớn của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phiblex 2013 có sự tham gia của 2.300 binh sĩ, đa số là thủy quân lục chiến, của cả hai bên. Cuộc tập trận này diễn ra 3 tuần trước khi Tổng thống Barack Obama tới thăm Manila trong chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, bao gồm cả Indonesia, Brunei và Malaysia.
Phiblex là tên gọi ngắn của cuộc tập trận đổ bộ Philippines-Mỹ.
Cuộc tập trận này sẽ bắt đầu tại căn cứ hải quân của Philippines ở Zambales, một tỉnh phía tây đảo Luzon nhìn ra Biển Đông.
Đảo này nằm cách bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc đã giành kiểm soát từ năm ngoái, khoảng 220km.
Tham gia Phiblex 2013 có hai chiến hạm của Mỹ.Trong khuôn khổ cuộc tập trận có các hoạt động bắn đạn thật, diễn tập cả trên cạn và trên biển.
Đại sứ quán Mỹ nói trong một thông cáo rằng cuộc tập trận "sẽ tăng cường khả năng bảo đảm an toàn hàng hải và bảo vệ lãnh thổ".
Tuy nhiên không có xác nhận chính thức về việc liệu các hoạt động trên có được thực hiện ở Biển Đông hay không.

Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang

(Kiến Thức) - Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. 
Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử nguyên thủ quốc gia của nước danh dự đến tham dự triển lãm.

Ai ra lệnh dùng vũ khí hóa học ở Syria?

(Kiến Thức) - Nhiều người Syria vẫn tìm mọi cách đối phó với các cuộc tấn công hóa học. Câu hỏi đặt ra là ai có khả năng tấn công hóa học ở Syria?

Người đàn ông Syria nhìn mặt đứa con bị chết thảm trong vụ tấn công hóa học hôm 21/8 lần cuối.
 Người đàn ông Syria nhìn mặt đứa con bị chết thảm trong vụ tấn công hóa học hôm 21/8 lần cuối.

Vụ tấn công hóa học ngày 21/8 dường như vượt qua giới hạn đỏ mà Tổng thống Obama từng tuyên bố khoảng gần một năm trước, liên quan đến một vụ phát tán các chất hóa học trên diện rộng và được cho là một phần của mô hình lớn hơn của các cuộc tấn công như vậy. Ai là người có khả năng ra lệnh tấn công? Câu hỏi này là trung tâm để quyết định phản ứng hiệu quả.

Thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria là bất khả thi?

Theo báo Pháp Le Monde số ra ngày 16/9, giới chuyên gia phương Tây tỏ ý nghi ngờ về tính khả thi và các điều kiện thực hiện thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria.

Thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva về vũ khí hóa học Syria là bất khả thi?
Thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva về vũ khí hóa học Syria là bất khả thi?
Olivier Lepick, chuyên gia của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) có trụ sở tại Paris, khẳng định: "Không thể tin là việc phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria sẽ được hoàn thành vào tháng 11/2014 nếu xét trong điều kiện nội chiến của nước này. Điều này hoàn toàn hoang tưởng. Kể cả trong thời bình cũng phải mất nhiều năm để thực hiện. Syria không có bất cứ cơ sở hạ tầng nào để phá hủy số vũ khí hóa học. Cần phải xây dựng các nhà máy với chi phí chắc chắn lên tới nhiều trăm triệu USD".