Philippines không đưa vấn đề Biển Đông ra Thượng đỉnh APEC

(Kiến Thức) - Theo báo Straits Times, Philippines không đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Manila từ ngày 17 đến ngày 20/11.

Về vấn đề Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố diễn đàn APEC không phải là “nơi thích hợp” để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ và nói thêm, phía Trung Quốc “đã bày tỏ hy vọng rằng những vấn đề như vậy sẽ không được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh”.
Philippines khong dua van de Bien Dong ra Thuong dinh APEC
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose: Diễn đàn APEC không phải là “nơi thích hợp” để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh trong một thời gian dài từ chối bình luận về khả năng tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC của người đứng đầu nhà nước, do quan hệ Trung Quốc-Philippines đang trải qua thời kỳ khó khăn vì tranh chấp lãnh thổ ở  Biển Đông.
Hơn thế nữa, Tổng thống Philippines Benigno Aquino - trả lời một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái của truyền thông phương Tây và sau đó ở Tokyo - đã so sánh chính sách của Trung Quốc đối với các nước nhỏ với “hành vi của Đức Quốc xã”. Điều này dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở “bên lề” Hội nghị thượng đỉnh APEC năm ngoái tại Trung Quốc, lãnh đạo hai nước đã có một cuộc họp ngắn và sau đó đã công bố về “ý định giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua đối thoại”.

Mỹ đơn độc trong chiến dịch không kích IS ở Syria

(Kiến Thức) - Giữa lúc Lầu Năm Góc đẩy mạnh các cuộc không kích IS ở Syria và Iraq, các nước Ả-rập đồng minh của Mỹ lại dần rút lui khỏi chiến dịch này.

Trong những ngày đầu của chiến dịch không kích IS, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nói trước về tầm quan trọng của việc phối hợp lực lượng giữa Mỹ và các nước Ả-rập. Tướng Mỹ Lloy Austin III – người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tại Syria và Iraq – vẫn thường xuyên ca ngợi những đóng góp của các quốc gia Ả-rập.
My don doc trong chien dich khong kich IS o Syria
Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ.

Ông Putin sẽ làm gì, nếu IS đánh bom máy bay Nga?

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin sẽ làm gì, nếu xác định tổ chức Nhà nước Hồi giáo quả thực đã tiến hành đánh bom máy bay chở khách A321 của Nga ở Ai Cập?

Lúc đầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin và các cộng sự của ông đã bác bỏ những lời đồn đoán rằng máy bay chở khách A321 của Nga đã bị bắn hạ trên không phận bán đảo Sinai của Ai Cập. Tuy nhiên, lần đầu tiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn của “Báo Nga” (dự kiến đăng bản đầy đủ ở báo giấy ngày 11/11), Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng "máy bay A321 bị rơi ở Ai Cập do khủng bố là một khả năng được tính tới”.
Ong Putin se lam gi, neu IS danh bom may bay Nga?
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm gì, nếu quả thực IS đánh bom máy bay chở khách Nga ở Ai Cập?
Trước việc ngày càng có nhiều đồn đoán về thủ phạm làm rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai là các phần tử khủng bố có quan hệ với IS, giới phân tích chuyển sang dự báo về phản ứng của Tổng thống Putin trong cuộc chiến chống IS ở Syria.