Philippines kêu gọi TQ tôn trọng pháp luật ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Albert del Rosario nói Manila sẽ duy “mối quan hệ tích cực, hòa bình” với Trung Quốc với điều kiện Bắc Kinh tôn trọng lãnh hải của Philippines.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario.
Trong bữa tiệc thường niên lần thứ 2 của Hội Mỹ-Philippines ở New York ngày 2/10, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Philippines cam kết thực hiện tất cả những gì có thể để nuôi dưỡng mối quan hệ xây dựng với Trung Quốc, bất chấp những vấn đề tại Biển Tây Philippines (Biển Đông). Chúng tôi cho rằng tranh chấp giữa hai bên ở Biển Tây Philippines (Biển Đông) không phải là tất cả các mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc”.
Nhưng Ngoại trưởng Philippines kêu gọi Trung Quốc hãy đối xử với tất cả các quốc gia, trong đó có Philippines, theo nguyên tắc “tôn trọng bình đẳng và chủ quyền”.
Ông Del Rosario nói rằng khi Trung Quốc trở nên mạnh hơn, Philippines hy vọng nước này sẽ trở thành một " nhà nước có trách nhiệm và một thế lực tích cực trong khu vực”. Ông nói thêm: “Để được coi là một nhà nước có trách nhiệm, Trung Quốc phải tuân thủ và tôn trọng các quy định của pháp luật”.
Trước đó, trong lễ kỷ niệm 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân của Trung Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh kêu gọi Philippines hợp tác để “loại bỏ những trở ngại hiện tại” nhằm tạo ra một bầu không khí tốt hơn cho quan hệ song phương.
Căng thẳng Trung Quốc-Philippines ở Biển Đông giàu tài nguyên vốn âm ỉ đã lâu, nhưng đã bùng phát dữ dội từ tháng 4/2012, khi tàu của hai bên đối đầu ở bãi cạn Scarborough.
Sau đó, hai bên đã đạt được một thỏa thuận về việc rút tàu công vụ ra khỏi bãi cạn Scarborough, nhưng chỉ có phía Philippines nghiêm túc thực hiện. Các tàu Trung Quốc vẫn ở lại và có tin nói còn đang xúc tiến việc xây dựng công trình kiên cố trên bãi cạn Scarborough.
Kể từ thời điểm đó, Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Không những thế, Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, dựa trên cái gọi là “bản đồ đường chín đoạn” không hề có cơ sở pháp lý.
Ngoại trưởng Albert del Rosario nói tiếp: “Vấn đề cốt lõi của tranh chấp là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ‘không thể tranh cãi’ gần như toàn bộ Biển Tây Philippines (Biển Đông), theo cái gọi là bản đồ đường 9 đoạn. Tuyên bố chủ quyền này là quá đáng và vi phạm luật pháp quốc tế. Sự hiện diện liên tục và áp đảo của hải quân, tàu công vụ của Trung Quốc trong khu vực cũng góp phần làm cho căng thẳng trong khu vực gia tăng”.
Tuyên bố chủ quyền quá mức của Bắc Kinh đã khiến Philippines đưa tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế.
Ngoại trưởng Alberto del Rosario cho biết thêm trước khi đưa ra vụ việc này ra trước Tòa án trọng tài quốc tế, Philippines đã tiến hành nhiều nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Trung Quốc “nhưng đã không thành công”.

Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc

(Kiến Thức) - Việc chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần chính là hệ quả của nhiều năm phân cực chính trị tại Mỹ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

VOA

Ngắm hoa nở trên lựu đạn hơi cay ở Bờ Tây

(Kiến Thức) - Hoa đã nở rực rỡ trên hàng trăm vỏ lựu đạn hơi cay như đền đáp công lao vun trồng của người Palestine ở Ramallah, trung tâm Bờ Tây.

Các cư dân người Palestine ở làng Bilin, thành phố Ramallah ở Bờ Tây đã ươm hạt giống hoa vào vỏ lựu đạn hơi cay của quân đội Israel.
 Các cư dân người Palestine ở làng Bilin, thành phố Ramallah ở Bờ Tây đã ươm hạt giống hoa vào vỏ lựu đạn hơi cay của quân đội Israel.

Philippines đề phòng Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu cá Trung Quốc: Lính xung kích trong tranh chấp Biển Đông.
 Tàu cá Trung Quốc: Lính xung kích trong tranh chấp Biển Đông.

Theo các văn kiện mật của chính phủ Philippines được hãng tin Kyodo trích dẫn ngày 14/7, Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện thường trực của ít nhất 2 hoặc 3 tàu hải giám và một tàu khu trục nhỏ trong vùng lân cận Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tuần tra giám sát và đánh bắt cá bất hợp pháp.