Phiến quân Ukraine có một phần Buk, "sẵn sàng cho kiểm tra"

(Kiến Thức) - Lực lượng ly khai miền đông Ukraine sẵn sàng trình bày trước Ủy ban điều tra quốc tế về hệ thống Buk nằm trong tay lực lượng này.

Lực lượng dân quân ly khai miền đông Ukraine sẵn sàng để trình bày trước Ủy ban điều tra quốc tế trong vụ tai nạn máy bay Boeing MH17 của Malaysia về các hệ thống tên lửa đất đối không "Buk" hiện có. Đây là tuyên bố của nhà lãnh đạo của nước Cộng hòa nhân dân Lugansk Valery Bolotov.
Ông Valery Bolotov cho biết thêm: Chúng tôi có một phần của hệ thống Buk, trước đây thuộc về quân đội Ukraine, hiện đang không hoạt động và sẵn sàng cho phép để kiểm chứng độc lập. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và cam kết hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra về vụ tai nạn này.
Một phần của tổ hợp phòng không tầm trung 9K37M1-2 Buk-M1-2 gồm (từ trái qua): xe chỉ huy 9C470M1-2; xe mang phóng tự hành 9A310M1-2; xe chở đạn 9A39M1-2.
Một phần của tổ hợp phòng không tầm trung 9K37M1-2 Buk-M1-2 gồm (từ trái qua): xe chỉ huy 9C470M1-2; xe mang phóng tự hành 9A310M1-2; xe chở đạn 9A39M1-2.
Trước đó, ngay sau khi máy bay MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Geraschenko đăng tải trên tài khoản Facebook của mình cho biết "máy bay Malaysia bị hệ thống phòng không Buk bắn hạ ở độ cao 10.000m".
Ngày 29/6, hãng thông tấn Itar-Tass dẫn nguồn từ Tự vệ Donetsk cho biết lực lượng này vừa chiếm được 1 căn cứ phòng không của Ukraine, trong đó có một phần hệ thống Buk.
Hãng thông tấn AP dẫn lời lãnh đạo phe nổi dậy Andrei Purgin cho biết ông không chắc là tất cả các lực lượng nổi dậy có sở hữu hệ thống tên lửa Buk không, nhưng ông chắc chắn một điều là kể cả có Buk thì họ cũng không có ai đủ khả năng vận hành hệ thống này.

Vụ MH17: Pháp, Anh và Đức ra tối hậu thư cho Nga

(Kiến Thức) - Các nước này cảnh báo Nga có thể gặp thêm các lệnh trừng phạt nếu không gây áp lực quân ly khai để các điều tra viên tự do tiếp cận hiên trường MH17.

Pháp, Anh và Đức cảnh báo Nga có thể gặp thêm những lệnh trừng phạt từ EU nếu Nga không gây áp lực buộc quân ly khai ở Ukraine cho phép tự do tiếp cận hiện trường vụ máy bay MH17 của Malaysia gặp nạn.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel and Thủ tướng Anh David Cameron đã có cuộc thảo luận ngày 20/7 xung quanh vụ việc MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine.

Liên Xô bắn rơi máy bay Hàn Quốc: vở kịch của Mỹ?

Vụ Liên Xô bắn rơi "máy bay chở khách" Hàn Quốc là kết quả của một màn kịch hết sức tinh vi và xảo quyệt của tình báo Mỹ.

Những va chạm ban đầu
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, việc Mỹ sử dụng các máy bay của mình cũng như nhiều nước đồng minh khác để do thám không phận Liên Xô là chuyện thường xuyên xảy ra. Nhưng sau khi lực lượng phòng không Xôviết bắn rơi liên tiếp 2 chiếc máy bay do thám PBY Catalina và DC-3 của Thụy Điển vào ngày 16/6 và 13/7/1952, Mỹ và đồng minh buộc phải thay đổi chiến thuật.