Phi công Su-27 "tạt đầu" UAV MQ-9 của Mỹ được vinh danh

Bộ Quốc phòng Nga quyết định tặng thưởng cho các phi công Su-27 sau khi đối đầu với máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ trên biển Đen.

Theo Ria Novosti, Bộ Quốc phòng Nga đã ra lệnh tặng thưởng cho các phi công điều khiển máy bay chiến đấu Su-27 Flanker đánh chặn máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trên Biển Đen vào ngày 14/3 vừa qua, tuy nhiên về hình thức khen thưởng vẫn chưa được tiết lộ. Các video được phía quân đội Mỹ công bố cho thấy chiếc máy bay Su-27 của Nga thực hiện các thao tác tiếp cận rất gần chiếc MQ-9 Reaper, khiến chiếc máy bay không người lái mất kiểm soát và đâm xuống vùng biển quốc tế thuộc Biển Đen. Điều này sau đó đã được xác nhận bởi nguồn cấp dữ liệu trực tiếp của máy bay không người lái do Lầu Năm Góc công bố. Ngay sau đó, quân đội Nga đã triển khai các tàu chiến tìm cách trục vớt chiếc máy bay này để nghiên cứu. 

Phi cong Su-27
Vị trí máy bay MQ-9 của Mỹ bị rơi trên biển Đen 

Trong buổi tuyên bố trao thưởng cho các phi công điều khiển Su-27, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, tướng Serge Shoigu đã nhấn mạnh rằng, máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ xâm phạm vùng trời hạn chế hoạt động, trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Ông Serge Shoigu đã cáo buộc chiếc máy bay không người lái của Mỹ khi đó đang bay hướng về phía lãnh thổ Nga với bộ tiếp sóng bị tắt để tránh bị radar phát hiện. Đồng thời máy bay đã xâm nhập vào khu vực mà không quân Nga đã thiết lập hạn chế các hoạt động trên không, nhằm bảo đảm cho các mục đích của chiến dịch quân sự đặc biệt, điều này đã được Bộ Quốc phòng Nga công bố rộng rãi và phù hợp với các quy tắc quốc tế. Vụ việc xảy ra khi căng thẳng giữa hai nước vẫn ở mức cao, với việc Mỹ đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine đang diễn ra, Mỹ là quốc gia tích cực nhất trong việc hỗ trợ và kêu gọi các quốc gia đồng minh hỗ trợ Ukraine, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp cấm vận Nga. 

Su-27 là một trong những loại máy bay chiến đấu lâu đời nhất trong kho vũ khí của Nga, với phần lớn số lượng máy bay có trong biên chế lực lượng không quân Nga đã được chế tạo từ thời Liên Xô. Lớp máy bay này được sản xuất với tốc độ khoảng 100 chiếc mỗi năm trong những năm cuối cùng của Liên Xô, nhưng số lượng máy bay được sản xuất đã giảm mạnh kể từ khi nhà nước tan rã vào năm 1991. Khi đó việc sản xuất Su-27 chỉ để đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu và phần lớn trong số đó đến Trung Quốc vào những năm 1990 và đầu những năm 2000. 

Các máy bay chiến đấu Su-27, cùng với đối thủ của nó là MiG-29, đã nhanh chóng ngừng hoạt động từ đầu những năm 2010 khi Nga bắt đầu mua các lớp máy bay chiến đấu mới sau gần hai thập kỷ tạm dừng mua sắm. Tuy nhiên, kế hoạch thay thế Su-27 bằng Su-57 thế hệ thứ 5 đã không thành hiện thực do chương trình mới bị trì hoãn, dẫn đến việc không quân Nga đưa vào biên chế các biến thể nâng cao mới được chế tạo từ chính Su-27, cụ thể là Su-30SM và Su-35.

Phi cong Su-27
Máy bay Su-27 của Nga 

Hầu như tất cả các máy bay chiến đấu được chế tạo ở Nga thời hậu Xô Viết đều là biến thể của Su-27, điều này phản ánh sự thành công của lớp máy bay này kể từ sau khi được đưa vào trang bị vào năm 1985, khi đó Su-27 được đánh giá là máy bay chiến đấu có năng lực nhất trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên thế giới. Các điểm mạnh đáng chú ý của Su-27 bao gồm tầm hoạt động rộng và khả năng cơ động tốc độ cao, radar rất lớn và hiện đại, tải trọng vũ khí cao và được trang bị tên lửa không đối không tinh vi. Tuy nhiên, khả năng của Su-27 ngày nay kém nổi bật hơn nhiều, mặc dù các đơn vị vận hành máy bay chiến đấu này đã nổi tiếng với các chiến thuật bay trên không “đẳng cấp”, đáng chú ý nhất là các đơn vị đóng ở vùng đất Kaliningrad, nơi họ đã nhiều lần thực hiện các cuộc đánh chặn các máy bay NATO. Những chiếc Su-27 cuối cùng dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào giữa những năm 2020 khi nhiều chiếc Su-30SM, Su-35 và Su-57 tiếp tục được sản xuất.

NATO “chật vật” huy động một triệu quả đạn pháo cho Ukraine

Các quan chức NATO tính toán rằng với một triệu quả đạn pháo sẽ giúp quân đội Ukraine sử dụng được trong 5 tháng, nhưng thực tế liệu có phải vậy?

Khoản chi khổng và lồ bất ngờ cho đạn dược tiêu chuẩn NATO để hỗ trợ lực lượng vũ trang Ukraine, đang buộc các đồng minh phương Tây của Kiev phải nghĩ ra những cách tối ưu nhất để đáp ứng nhu cầu về đạn pháo của Ukraine. Các quan chức NATO đã phát triển một kế hoạch, theo đó các nước thành viên phải chuyển giao cho quân đội Ukraine tất cả các kho đạn dược mà họ có trong kho vũ khí của mình. Theo kênh truyền hình Đức Deutsche Welle, những đơn đặt hàng đầu tiên cho đợt giao hàng mới sẽ được thực hiện trước đầu tháng 5. Kế hoạch sẽ được phê duyệt càng sớm càng tốt.

Một quan chức cấp cao của EU đã phát biểu trong một cuộc họp ngắn tại Brussels hôm 12/3 rằng, một triệu quả đạn pháo 155 ly sẽ đủ để Ukraine tồn tại sau tối đa 5 tháng chiến sự. Các quan chức châu Âu tính toán xuất phát từ thực tế là trong tương lai gần lực lượng vũ trang Ukraine sẽ chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Trong trường hợp này, pháo binh sẽ không còn tầm quan trọng quyết định, điều này sẽ cho phép kéo dài thời gian sử dụng đạn dược trong thời gian dài hơn.

Một bên càng phòng thủ trong một cuộc xung đột vũ trang thì càng cần càng nhiều đạn pháo. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ “toàn cầu”, Ukraine sẽ thoát khỏi thế phòng thủ này - đại diện của EU cho biết.

Đáng chú ý là Kiev không đồng ý với những tính toán như vậy. Bộ chỉ huy Ukraine tin rằng số đạn pháo này sẽ chỉ đủ dùng trong hai tháng. Rõ ràng, phương Tây đang tin vào cuộc tấn công sắp xảy ra của lực lượng vũ trang Ukraine hơn là các tướng lĩnh của chính quyền Kiev.

NATO “chat vat” huy dong mot trieu qua dan phao cho Ukraine
Trận địa pháo binh quân đội Ukraine 

Chiến thuật bắn tỉa của các quốc gia trong Chiến tranh Thế giới 2

Đều là bắn tỉa nhưng mỗi quốc gia lại có một chiến thuật chiến đấu khác nhau hoàn toàn và đều mang lại những hiệu quả rất lớn trong chiến đấu.

Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội các bên đều tung vào chiến trường những vũ khí mạnh nhất cùng với đó là những chiến thuật chiến đấu hết sức đa dạng và phong phú. Nhiều lực lượng chiến tranh hiện đại đã ra đời từ đó, trực tiếp được chứng minh qua thực tiễn cuộc chiến và còn được sử dụng đến tận ngày nay, trong đó có lực lượng bắn tỉa.
Chien thuat ban tia cua cac quoc gia trong Chien tranh The gioi 2
Lính bắn tỉa Liên Xô 

Giải mã chiếc UAV hiện đại bậc nhất thế giới của Pháp

Không chịu thua kém với các cường quốc công nghệ quân sự thế giới, Pháp đang tích cực thử nghiệm để xuất xưởng chiếc UAV của riêng mình.

Nhằm để cạnh tranh với các ông lớn sản xuất máy bay như Boeing X-45C hoặc Northrop-Grumman X-47B của Mỹ, BAE Systems Taranis của Anh, EADS Barracuda của Đức-Tây Ban Nha, DRDO AURA của Ấn Độ và Mikoyan Skat, Sukhoi Okhotnik của Nga. Pháp đã cho ra lò loại UCAV nEUROn cũng không kém phần hoành tráng. Mẫu máy bay đầu tiên được xuất xưởng ngày 19/1/2012 và chuyến bay trình diễn công nghệ đầu tiên được thực hiện vào ngày 1/12/2012.

Giai ma chiec UAV hien dai bac nhat the gioi cua Phap
UCAV nEUROn bay thử nghiệm cùng tiêm kích Rafale