Phe đối lập Ukraine muốn khôi phục đối thoại với Nga

(Kiến Thức) - Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo, sẽ khôi phục lại đối thoại ngoại giao đầy đủ với Nga ngay sau khi thành lập chính phủ mới song tiến trình này không diễn ra trước ngày 27/2.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ukraine nhấn mạnh, Kiev đã sẵn sàng để "nối lại đối thoại song phương toàn diện” với Nga dưới sự bảo trợ một ủy ban kết nối Nga – Ukraine.
Tổng thống Vladimir Putin (phải) chủ trì cuộc họp với các quan chức cấp cao Nga về tình hình Ukraine.
 Tổng thống Vladimir Putin (phải) chủ trì cuộc họp với các quan chức cấp cao Nga về tình hình Ukraine.
Tòa án tối cao của Ukraine cũng vừa ra quyết định bắt giam Tổng thống Viktor Yanukovych với cáo buộc ông cố ý ra lệnh giết người biểu tình. Bộ Nội vụ Ukraine đã công bố truy nã ông Yanukovich và một loạt quan chức cấp cao khác, trong đó có cựu Trưởng Công tố Victor Pshonka. Hôm qua, Quốc hội Ukraine cũng nhất trí đưa trường hợp của ông Yanukovich ra xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Song hiện nay vẫn chưa rõ ông Yanukovich đang lẩn trốn ở đâu.
Sự kiện Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych bị phe đối lập lật đổ cuối tuần qua đã dấy lên sự giận dữ tại Điện Kremlin.Theo đó, Moscow cáo buộc các chính trị gia đang nắm quyền điều hành Ukraine lật lọng và bội ước sau khi đã ký thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng chính trị với chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych, nhưng vẫn tiến hành âm mưu lật đổ ông này. Do đó, Nga đình chỉ gói viện trợ tài chính kếch xù trị giá 15 tỷ USD đã ký với chính quyền Kiev trước đó, đồng thời đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh, đẩy Ukaine vào tình thế vô cùng khó khăn trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
Đồng thời, nhiều nhà quan sát còn cảnh báo, Moscow có thể thúc đẩy và hỗ trợ nhiều khu vực thân Nga, nói tiếng Nga ở Ukraine ly khai, thành lập một nhà nước riêng nếu chính quyền mới ở nước này quyết định ngả theo phương Tây.
Trong một động thái liên quan, truyền thông Nga hôm nay cho biết, hàng nghìn người Nga bao gồm nhiều thanh niên ở các thành phố như Moscow,  Peterburg, Vorkuta, Irkutsk... đã nộp đơn tình nguyện sang giúp đỡ cộng đồng người Ukraine nói tiếng Nga ở các khu vực miền Đông-Nam nước này. Theo đó, hiện đã có khoảng 1.000 người đã sẵn sàng lên đường tới các thành phố ở Ukraine, chủ yếu là Kharkov, Donetsk, Odessa.
Quốc hội Ukraine dự kiến sẽ triệu tập phiên họp đặc biệt vào ngày mai để thảo luận về việc thành lập chính phủ mới.

Moscow quyết bảo vệ cộng đồng người Nga ở Ukraine

(Kiến Thức) - Phát biểu nhân chuyến thăm tới khu vực Crimea, nhà lập pháp hàng đầu Điện Kremlin ông Leonid Slutsky cho biết Nga sẽ quyết tâm bảo vệ đồng bào của mình ở Ukraine.

Hôm qua, người đứng đầu ủy ban quốc hội Nga phụ trách quan hệ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) đã phản ánh sự căng thẳng ở Crimea (Ukraine), một bán đảo nằm ở Biển Đen với cộng đồng dân cư chủ yếu nói tiếng Nga.
“Nếu cuộc sống của những kiều bào gặp nguy hiểm, chúng tôi sẽ quyết bảo vệ họ”, ông Slutsky nói trong một cuộc họp với các nhà hoạt động ở Simferopol, thành phố thủ phủ của Crimea.

Toàn cảnh “trái tim” Ukraine sau những ngày đẫm máu

(Kiến Thức) - Kiev sau những ngày bạo động đẫm máu nay ngổn ngang, ảm đạm với nhiều tòa nhà cháy đen nham nhở, hoa bày la liệt trên đường phố tưởng niệm những người đã thiệt mạng…

Người biểu tình - hiện nắm toàn quyền kiểm soát thủ đô Kiev- tháo bỏ một ngôi sao - một biểu tượng của Liên Xô từ đỉnh tòa nhà Quốc hội Ukraine.
Người biểu tình - hiện nắm toàn quyền kiểm soát thủ đô Kiev- tháo bỏ một ngôi sao - một biểu tượng của Liên Xô từ đỉnh tòa nhà Quốc hội Ukraine.

Gruzia khuyên phe đối lập Ukraine nên chọn EU

(Kiến Thức) - Thủ tướng Gruzia Irakly Garibashvili đã kêu gọi Ukraine nên xem xét con đường hội nhập với các nước phương Tây thông qua việc tăng cường thương mại và đầu tư.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 25/2 với Reuters ở Washington, nơi Thủ tướng Gruzia Garibashvili đang lưu lại để gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden, ông này đã bày tỏ một số quan điểm của mình. Ông lo ngại bất ổn chính trị ở Ukraine có thể gây ảnh hưởng trong khu vực ở phạm vi lớn hơn.
Thủ tướng Gruzia Irakly Garibashvili trong chuyến công du tới Mỹ.
 Thủ tướng Gruzia Irakly Garibashvili trong chuyến công du tới Mỹ.
“Tất nhiên, những tình hình gần đây ở Ukraine có thế gây ra những tác động trên một khu vực rộng lớn hơn. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi lại lo ngại như vậy. Tôi rất hy vọng, Ukraine sẽ quay trở lại con đường của mình để lựa chọn châu Âu. Tôi nghĩ, Gruzia là quốc gia mà mọi người nên lấy làm ví dụ để xem xét”, ông nói.