Phe đối lập Campuchia bác bỏ kết quả bầu cử sơ bộ

Tình hình Campuchia đang trở nên nóng bỏng hơn trong ngày 12/8, khi phe đối lập bác bỏ kết quả bầu cử sơ bộ công nhận chiến thắng của đảng cầm quyền.

Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha: "Chúng tôi rất thất vọng và bác bỏ kết quả bầu cử sơ bộ này".
Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha: "Chúng tôi rất thất vọng và bác bỏ kết quả bầu cử sơ bộ này".
Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố sẽ không chấp nhận kết quả bầu cử do Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) vừa công bố vì đã không giải quyết được những cáo buộc về gian lận bầu cử tràn lan và kêu gọi cộng đồng quốc tế không công nhận kết quả này.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa năm tổ chức vào ngày 28/7 là thách thức chính trị lớn nhất của Thủ tướng Hun Sen trong hai thập kỷ qua và đe dọa an ninh của Campuchia - một nước nhỏ đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á và đã xây dựng quan hệ kinh tế-chính trị mạnh mẽ với Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trước đó, ngày 12/8, Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) đã công bố kết quả chính thức, cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã giành được đa số phiếu ở 19 trong số 24 tỉnh thành của Campuchia.
Kết quả này trùng hợp với kết quả sơ bộ mà CPP từng tuyên bố và nói CPP giành được 68 ghế trong Quốc hội khóa V, so với 55 ghế dành cho CNRP. Đây là một sự sự mất mát khổng lồ của đảng cầm quyền, mất tới 22 ghế.
NEC không cho biết khi nào sẽ công bố kết quả cuối cùng, nhưng trước đó CNRP đã tuyên bố chiến thắng, nói rằng đảng này đã giành được 63 ghế trong Quốc hội khóa V gồm 123 ghế.
Phó chủ tịch CNRP, Kem Sokha, phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Phnom Penh: “"Chúng tôi rất thất vọng và bác bỏ kết quả này. Ủy ban bầu cử quốc gia phải chịu trách nhiệm về mọi cuộc nổi dậy có thể của người dân là những người cử tri muốn công lý."
CNRP cố gắng giương cao khẩu hiệu “thay đổi” để thu hút những cử tri không hài lòng với chế độ hiện hành, đặc biệt là giới trẻ Campuchia vốn chiếm tới 1/3 tổng số cử tri trên toàn quốc.
Chủ tịch CNRP Sam Rainsy đã sang Mỹ vào tuần trước để tham dự đám cưới của con gái, nhưng dự kiến sẽ trở lại Campuchia trong tuần này.
Hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập đã xuống đường tại thủ đô Phnom Penh vào ngày 6/8 yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế. Cuộc biểu tình lớn hơn phản đối kết quả bầu cử sơ bộ có thể đẩy căng thẳng lên cao, nhưng ông Kem Sokha nói rằng các cuộc biểu tình lớn hơn sẽ chỉ được tổ chức như là một phương sách cuối cùng.
Hôm 8/8, chính phủ Campuchia đã triển khai xe bọc thép và binh sĩ tại Phnom Penh như một biện pháp phòng ngừa trước các cuộc biểu tình có xảy ra. Ông Kem Sokha kêu gọi chính phủ ngừng triển khai quân sự, điều mà ông nói là không cần thiết và chỉ làm cho căng thẳng gia tăng hơn nữa.
Những cáo buộc gian lận bầu cử của CNRP đang được NEC điều tra. Sam Rainsy muốn Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ tham gia quá trình điều tra này, nhưng đã bị chính phủ Campuchia từ chối.

Hủy Thượng đỉnh Moscow để nhìn lại quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo báo Độc lập (Nga), “vụ bê bối Snowden” không phải là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ ở Moscow của Tổng thống Obama.

Cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Obama ở Moscow bị hủy không phải vì vụ "Snowden".
Cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Obama ở Moscow bị hủy không phải vì vụ "Snowden".
Báo này cho rằng nếu hai bên có thể soạn thảo một chương trình nghị sự cho cuộc gặp thượng đỉnh tại Moscow vốn đang rất được trông chờ này thì hai tổng thống có lẽ sẽ vẫn ngồi vào bàn đàm phán, cho phép ký kết những văn bản nhằm tạo ra những bước tiến đáng kể. Rõ ràng, không cần thiết phải thổi phồng vai trò của một “kẻ đào tẩu”.

Ám ảnh những tượng đài bị lãng quên ở Nam Tư cũ

(Kiến Thức) - Đó là những tác phẩm điêu khắc đá khổng lồ tồn tại nhiều thập niên từ những năm 1960, 1970, được ví như bóng ma thời chiến ở Nam Tư cũ.

Trong thập niên 1960 và 70, tổng thống thời đó Josip Tito đã ra lệnh xây dựng các đài tưởng niệm sức mạnh của Liên bang Nam Tư trên toàn khu vực Balkan. Trong Thế chiến thứ 2, đây là nơi diễn ra một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức.
Trong thập niên 1960 và 70, tổng thống thời đó  Josip Tito đã ra lệnh xây dựng các đài tưởng niệm sức mạnh của Liên bang Nam Tư  trên toàn khu vực Balkan. Trong Thế chiến thứ 2, đây là nơi diễn ra một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức.
Tượng đài Spomenik được xây dựng vào năm 1968. Liên bang Nam Tư được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và tồn tại cho đến khi bị giải thể vào năm 1992. Liên bang Nam Tư từng bao gồm 6 nước cộng hòa: Bosnia và Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia, và Slovenia.
Tượng đài Spomenik được xây dựng vào năm 1968. Liên bang Nam Tư được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và tồn tại cho đến khi bị giải thể vào năm 1992. Liên bang Nam Tư từng  bao gồm 6 nước cộng hòa: Bosnia và Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia, và Slovenia.