Phát triển văn hoá đọc, tạo thói quen đọc sách mỗi ngày

"Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” là chủ đề của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 do Sở GD&ĐT Hà Nội phát động sáng 2/10.

Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời,” tuần lễ được tổ chức từ ngày 1 đến 7/10.
Với chủ đề thúc đẩy văn hóa đọc, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Hà Nội sẽ có nhiều hoạt động như tổ chức hội sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách, đổi mới thư viện trường học...
Phat trien van hoa doc, tao thoi quen doc sach moi ngay
 Học sinh Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội tìm đọc những cuốn sách hay. Ảnh KTĐT
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, đọc sách là cách học tốt nhất để tiếp thu nền văn hóa của thế giới. Đọc sách là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy việc học tập suốt đời, từ đó xây dựng thành công xã hội học tập.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc đọc sách đã không còn giới hạn ở những cuốn sách bằng giấy mà người đọc có thể tìm kiếm tri thức ở những cuốn sách điện tử. 
Qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỷ lệ đọc sách của người dân Việt Nam ngày càng giảm đi.
Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần,… Số lượng quyển sách đọc được khoảng 4 quyển/năm nhưng trong số đó đã có hơn 3 cuốn là sách giáo khoa, sách tham khảo, nghĩa là người Việt chỉ đọc 1 cuốn sách/năm và thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ/ngày, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới.
Theo ông Cương, đó là một thực trạng rất đáng báo động trong giới trẻ. Một phần nguyên nhân là do giới trẻ phải dành quá nhiều thời gian cho việc học nên những nhu cầu giải trí, trong đó có đọc sách, bị hạn chế. Mặt khác, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc.
Theo đó, lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.
“Tôi kêu gọi các cấp lãnh đạo, các tổ chức và toàn xã hội cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa đọc mạnh mẽ hơn, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước, cho Thủ đô ngày càng thịnh vượng và phát triển bền vững,” Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói.
Văn hóa đọc có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn hình thành nhân cách con người. Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc đối với mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội. Bất cứ thời đại nào, cũng coi trọng việc đọc và đọc sách chính là phương pháp tự học hiệu quả nhất. Vì vậy, ngay từ khi ở bậc tiểu học, cha mẹ và thầy cô giáo hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. Điều đó sẽ giúp hình thành thói quen đọc sách và có thể khuyến khích giới trẻ đến với sách nhiều hơn.

Bộ GTVT chuyển đơn đến Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam giải quyết tố cáo

Thanh tra Bộ GTVT chuyển đơn tố cáo của công dân đến Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam để xem xét và giải quyết theo quy định pháp luật, báo cáo kết quả giải quyết đơn về Bộ GTVT.

Mới đây, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải chuyển đơn tố cáo của công dân đến Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam để xem xét và giải quyết, báo cáo kết quả.
Theo đó, ngày 11/9/2024, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Lê Văn Doãn, ký ban hành văn bản số 1009/TTr-P4, cho biết, ngày 27/8/2024, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải nhận được đơn tố cáo của công dân về việc mua bán hóa đơn cho Công ty Quản lý bay Miền Bắc.

Phố sách Hà Nội khai mạc hội thi vẽ tranh “Sách - Cho bạn, cho tôi”

Sáng 9/4, tại Phố sách Hà Nội đã tổ chức khai mạc hội thi vẽ tranh theo nội dung cuốn sách em yêu với thông điệp “Sách - Cho bạn, cho tôi”.

Hội thi vẽ tranh theo sách với thông điệp “Sách - Cho bạn, cho tôi” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật của thiếu nhi. Sự kiện này còn là sân chơi giúp các em phát triển toàn diện, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và phát triển khả năng hội họa.

Thực hiện kế hoạch đưa Hà Nội trở thành “Thành phố học tập UNESCO”

UBND TP Hà Nội yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, triển khai thực hiện kế hoạch trở thành “Thành phố học tập của UNESCO”.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT Hà Nội và các đơn vị liên quan về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Thuc hien ke hoach dua Ha Noi tro thanh “Thanh pho hoc tap UNESCO”

Hà Nội chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 (Hình từ Internet)

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu rà soát, tham mưu, đề xuất Thành ủy, HĐND, UBND TP về cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo viên ở tất cả các cơ sở giáo dục, cả công lập và ngoài công lập.
Chủ trì, phối hợp với các quận, huyện, thị xã chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, giảm áp lực, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.
Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục trẻ em, học sinh, nhất là phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong giáo dục trẻ em, học sinh, đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
Tăng cường triển khai công tác chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố. Tham mưu Thành phố triển khai thực hiện kế hoạch đưa Hà Nội trở thành “Thành phố học tập UNESCO”.
Hướng dẫn, đôn đốc các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, khuyết tật; điều chỉnh quy mô lớp học, thu gọn các điểm trường lẻ, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi nhất cho trẻ em, học sinh và người dân; phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương theo đúng quy định, bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa cho năm học mới 2024-2025.
Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đồng thời tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo. Tăng cường bảo đảm an toàn trường học; bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em, học sinh nội trú, bán trú.
Năm học 2024-2025, ngành Giáo dục thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng kế hoạch, chủ động thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục để hoàn thành năm học mới với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4-9-2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025. Với 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

>>> Mời quý độc giả xem video TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ cảm xúc đầu năm học mới: