Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Phát ngôn nóng phiên chất vấn 8/11: Không phải ý kiến nào cũng để “đánh cho ai đó chết”

08/11/2023 20:13

Tại phiên cuối cùng chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV sáng 8/11, các đại biểu Quốc hội tiếp tục có những phát ngôn gây nóng nghị trường.

Hải Ninh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
 Không phải ý kiến nào từ dư luận cũng để “đánh cho ai đó chết”: Tranh luận với Bộ trưởng VHTTDL phần trả lời về bộ phim Đất rừng phương Nam, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, trách nhiệm của cơ quan quản lý cần làm rõ đâu là sai trái, đâu là những nét đẹp cần tôn vinh, cần thiết phải lắng nghe dư luận. Dư luận có cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu nhưng không phải ý kiến nào được nêu ra cũng để đánh cho ai đó chết mà để góp ý nêu quan điểm và để làm cho mọi thứ rõ ràng và tốt đẹp hơn. Cần phải lắng nghe, theo dõi dư luận để có những điều chỉnh cần thiết, bởi mọi thứ đều có lý, không có lửa làm sao có khói.
Không phải ý kiến nào từ dư luận cũng để “đánh cho ai đó chết”: Tranh luận với Bộ trưởng VHTTDL phần trả lời về bộ phim Đất rừng phương Nam, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, trách nhiệm của cơ quan quản lý cần làm rõ đâu là sai trái, đâu là những nét đẹp cần tôn vinh, cần thiết phải lắng nghe dư luận. Dư luận có cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu nhưng không phải ý kiến nào được nêu ra cũng để đánh cho ai đó chết mà để góp ý nêu quan điểm và để làm cho mọi thứ rõ ràng và tốt đẹp hơn. Cần phải lắng nghe, theo dõi dư luận để có những điều chỉnh cần thiết, bởi mọi thứ đều có lý, không có lửa làm sao có khói.
 Nếu có biểu hiện bôi nhọ phải được tiếp tục xử lý: Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, bộ phim Đất rừng Phương Nam đã được Hội đồng thẩm định phim quốc gia tiến hành thẩm định và khẳng định bộ phim không vi phạm pháp luật về điện ảnh, được cấp phép để phổ biến. “Bộ Văn hóa rất cẩn trọng trước những yêu cầu có tính chất tranh luận trên nền tảng của mạng xã hội và nhiều ý kiến đóng góp, tiếp thu hợp lý những ý kiến mà dư luận phản ánh. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện bôi xấu, bôi nhọ phải được tiếp tục xử lý”.
Nếu có biểu hiện bôi nhọ phải được tiếp tục xử lý: Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, bộ phim Đất rừng Phương Nam đã được Hội đồng thẩm định phim quốc gia tiến hành thẩm định và khẳng định bộ phim không vi phạm pháp luật về điện ảnh, được cấp phép để phổ biến. “Bộ Văn hóa rất cẩn trọng trước những yêu cầu có tính chất tranh luận trên nền tảng của mạng xã hội và nhiều ý kiến đóng góp, tiếp thu hợp lý những ý kiến mà dư luận phản ánh. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện bôi xấu, bôi nhọ phải được tiếp tục xử lý”.
 Cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau: Tranh luận với Bộ trưởng GD&ĐT về bạo lực học đường, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) chia sẻ, bình quân mỗi năm học cả nước đã xảy ra hơn 1.500 vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau… Đề nghị cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình để góp phần chấm dứt bạo lực học đường. Về giải pháp, đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.
Cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau: Tranh luận với Bộ trưởng GD&ĐT về bạo lực học đường, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) chia sẻ, bình quân mỗi năm học cả nước đã xảy ra hơn 1.500 vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau… Đề nghị cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình để góp phần chấm dứt bạo lực học đường. Về giải pháp, đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.
 Bệnh nhân đi viện phải mua thuốc ở bên ngoài với giá đắt: Tranh luận với Bộ trưởng Y tế, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề cập đến vấn đề bệnh nhân đi viện thì phải mua thuốc ở bên ngoài: “Bệnh nhân phải đi viện mà phải mua thuốc ở bên ngoài với giá rất đắt thì không phải ai cũng mua được. Đề nghị Bộ trưởng Y tế chỉ đạo phối hợp với cơ quan Bảo hiểm y tế có giải pháp kịp thời cho bệnh nhân khi tham gia bảo hiểm, khám chữa bệnh, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn”.
Bệnh nhân đi viện phải mua thuốc ở bên ngoài với giá đắt: Tranh luận với Bộ trưởng Y tế, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề cập đến vấn đề bệnh nhân đi viện thì phải mua thuốc ở bên ngoài: “Bệnh nhân phải đi viện mà phải mua thuốc ở bên ngoài với giá rất đắt thì không phải ai cũng mua được. Đề nghị Bộ trưởng Y tế chỉ đạo phối hợp với cơ quan Bảo hiểm y tế có giải pháp kịp thời cho bệnh nhân khi tham gia bảo hiểm, khám chữa bệnh, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn”.
 Có tình trạng lạm dụng xét nghiệm quá mức gây tốn kém: Trả lời về vấn đề lạm dụng xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận có tình trạng lạm dụng xét nghiệm quá mức cần thiết gây tốn kém chi phí cho người bệnh và tâm lý bức xúc cho người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến Quỹ bảo hiểm y tế. Nhóm nguyên nhân chính là nhận thức trình độ của người chỉ định xét nghiệm muốn nhanh, chính xác; việc xã hội hóa liên danh liên kết đòi hỏi thu hồi vốn dẫn đến xét nghiệm nhiều. Mặt khác người bệnh cũng có nhu cầu xét nghiệm. Bộ Y tế đã có tăng cường chỉ đạo để tránh lạm dụng xét nghiệm.
Có tình trạng lạm dụng xét nghiệm quá mức gây tốn kém: Trả lời về vấn đề lạm dụng xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận có tình trạng lạm dụng xét nghiệm quá mức cần thiết gây tốn kém chi phí cho người bệnh và tâm lý bức xúc cho người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến Quỹ bảo hiểm y tế. Nhóm nguyên nhân chính là nhận thức trình độ của người chỉ định xét nghiệm muốn nhanh, chính xác; việc xã hội hóa liên danh liên kết đòi hỏi thu hồi vốn dẫn đến xét nghiệm nhiều. Mặt khác người bệnh cũng có nhu cầu xét nghiệm. Bộ Y tế đã có tăng cường chỉ đạo để tránh lạm dụng xét nghiệm.
 Người dân phải tiêu quá nhiều tiền túi vào dịch vụ y tế là không thể chấp nhận: Chất vấn Bộ trưởng Y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) cho rằng, việc người dân phải tiêu quá nhiều tiền túi vào dịch vụ y tế là không thể chấp nhận được. Đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Người dân phải tiêu quá nhiều tiền túi vào dịch vụ y tế là không thể chấp nhận: Chất vấn Bộ trưởng Y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) cho rằng, việc người dân phải tiêu quá nhiều tiền túi vào dịch vụ y tế là không thể chấp nhận được. Đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
 Tại sao tiến hành xã hội hóa SGK, giá sách lại tăng: Tranh luận với Bộ trưởng GD&ĐT, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt câu hỏi: Tại sao tiến hành xã hội hóa SGK, giá sách lại tăng. “Bộ GD&ĐT nên biên soạn một bộ SGK riêng để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản, các đơn vị sản xuất SGK khác. Trước mỗi năm học, học sinh và phụ huyng rất buồn và lo lắng bởi giá SGK tăng. Việc Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản khác, khi Nhà nước cần thiết định giá tiến tới Nhà nước không thu phí SGK mà trợ cấp hoàn toàn”.
Tại sao tiến hành xã hội hóa SGK, giá sách lại tăng: Tranh luận với Bộ trưởng GD&ĐT, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt câu hỏi: Tại sao tiến hành xã hội hóa SGK, giá sách lại tăng. “Bộ GD&ĐT nên biên soạn một bộ SGK riêng để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản, các đơn vị sản xuất SGK khác. Trước mỗi năm học, học sinh và phụ huyng rất buồn và lo lắng bởi giá SGK tăng. Việc Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản khác, khi Nhà nước cần thiết định giá tiến tới Nhà nước không thu phí SGK mà trợ cấp hoàn toàn”.
 Bộ trưởng GD&ĐT không muốn nói thêm việc biên soạn một bộ SGK: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói vấn đề giá SGK xã hội hóa lại tăng mà đại biểu Hòa nêu "cũng là đúng". "Về vấn đề Bộ GD&ĐT có biên soạn một bộ SGK của Nhà nước, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội, tôi đã bày tỏ quan điểm, định hướng, thái độ một cách đầy đủ. Xin không nhắc lại làm mất thời gian Quốc hội", ông Sơn nói.
Bộ trưởng GD&ĐT không muốn nói thêm việc biên soạn một bộ SGK: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói vấn đề giá SGK xã hội hóa lại tăng mà đại biểu Hòa nêu "cũng là đúng". "Về vấn đề Bộ GD&ĐT có biên soạn một bộ SGK của Nhà nước, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội, tôi đã bày tỏ quan điểm, định hướng, thái độ một cách đầy đủ. Xin không nhắc lại làm mất thời gian Quốc hội", ông Sơn nói.
 Thời điểm thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức theo Nghị quyết của Trung ương?: Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho biết: “Nghị quyết 27 của Trung ương về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có giao Chính phủ chỉ đạo kịp thời để thể chế hóa và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, sau gần 15 năm, đến nay vẫn chưa thể chế hóa cái nội dung này”.
Thời điểm thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức theo Nghị quyết của Trung ương?: Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho biết: “Nghị quyết 27 của Trung ương về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có giao Chính phủ chỉ đạo kịp thời để thể chế hóa và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, sau gần 15 năm, đến nay vẫn chưa thể chế hóa cái nội dung này”.
 Con số "kỷ lục" trong phiên chất vấn: Kết thúc 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đã có 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 152 lượt đại biểu thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 38 lượt tranh luận. Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng và 21 bộ trưởng, trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.
Con số "kỷ lục" trong phiên chất vấn: Kết thúc 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đã có 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 152 lượt đại biểu thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 38 lượt tranh luận. Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng và 21 bộ trưởng, trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nói về phiên chất vấn, Kỳ họp thứ 6

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status