Phát hoảng di dân Trung Quốc trốn trong máy giặt vượt biên vào Mỹ

(Kiến Thức) - 11 người di cư Trung Quốc bị phát hiện trốn trong máy giặt, đồ nội thất và rương gỗ trên một chiếc xe tải đang trên đường vượt biên từ Mexico vào Mỹ.

AP dẫn thông tin từ giới chức Mỹ cho biết, lực lượng an ninh liên bang đã chặn một chiếc xe tải chở 11 người di cư Trung Quốc tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico.
Các nhà chức trách đã kiểm tra chiếc xe tải này vào tối 7/12 tại cửa khẩu biên giới San Ysidro ngăn cách Tijuana (Mexico) với San Diego (Mỹ).
Bức ảnh được Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cung cấp cho thấy, ít nhất một người bị nhồi nhét trong máy giặt và một người khác cuộn tròn trong một cái rương gỗ.
Phat hoang di dan Trung Quoc tron trong may giat vuot bien vao My
Một người di cư Trung Quốc bị phát hiện trốn trong máy giặt trên đường vượt biên vào Mỹ hôm 7/12. Ảnh: AP.  
Tài xế xe tải, một người Mỹ 42 tuổi, đã bị bắt vì tình nghi buôn người, trích tuyên bố của CBP. Danh tính nghi phạm chưa được công bố. Trong khi đó, 11 công dân Trung Quốc cũng đang bị tạm giữ.
"Các nạn nhân buôn người trên đã phải chịu đựng những điều kiện vô nhân đạo, có thể gây ra hậu quả chết người. May mắn là không ai bị thương nghiêm trọng", Pete Flores, quan chức đến từ CBP ở San Diego, cho hay.

Mời độc giả xem thêm video: "Bé trai khổng lồ" ngó qua biên giới Mỹ-Mexico (Nguồn: VTC1)

Vào tháng trước, 6 người Trung Quốc bị phát hiện cũng tại khu vực biên giới này khi trốn đằng sau bức tường giả trên một chiếc xe tải đang trên đường vượt biên vào Mỹ.

Cám cảnh di dân Châu Phi hóa “người rừng” ở Ma-rốc

(Kiến Thức) - Một khu rừng ở vùng ngoại ô thị trấn du lịch Tangier, Ma-rốc, đã trở thành điểm dừng chân cuối cùng cho những di dân Châu Phi trước khi họ tiếp tục hành trình đến “miền đất hứa” Châu Âu.

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc
Theo Al Jazeera, hàng chục di dân Châu Phi đang “tá túc” tạm thời trong khu rừng ở khu dân nghèo ngoại ô thị trấn Tangier. Khu rừng này là điểm dừng chân cuối của những người di cư muốn tới Châu Âu. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-2
David, 19 tuổi, đã từ Bờ Biển Ngà tới Ma-rốc ba tháng trước sau khi băng qua Mali và Algeria. “Tôi muốn đến Tây Ban Nha, nhưng tôi phải chờ đến khi kiếm đủ tiền”, David chia sẻ. 

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-3
 Theo các nhà chức trách, cảnh sát Ma-rốc đã đột kích vào khu rừng này để ngăn chặn nạn buôn người vào Tây Ban Nha. “Chúng tôi đang theo dõi mạng lưới và những kẻ muốn lợi dụng Ma-rốc làm nơi thực hiện những vụ ‘buôn người”, Al Jazeera dẫn lời cảnh sát biên phòng Ma-rốc Khalid Zerouali cho hay.

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-4
Osman có kế hoạch khác. Anh đã ở Tangier suốt hai tuần và đã liên lạc với một kẻ buôn người. Kẻ này đòi Osman 230 USD để đưa anh lên thuyền tới Tây Ban Nha. Được biết, để tới Tây Ban Nha bằng thuyền sẽ mất 5 giờ đồng hồ. 

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-5
 Những người dân nhập cư Châu Phi này không cho phép phóng viên chụp mặt của họ vì họ không muốn bạn bè, người thân nhìn thấy tình cảnh hiện giờ.

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-6
Ngoài cảnh sát, nhóm di dân này cũng phải đối phó với những người dân địa phương. Một số người Ma-rốc đã đe dọa mỗi khi họ rời khỏi khu rừng đi mua đồ hay xin tiền. “Để đảm bảo an toàn, chúng tôi thường đi thành từng nhóm vào ban ngày”, một di dân cho hay. 

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-7
 Họ nhặt củi trong rừng để nấu bữa trưa, bữa ăn duy nhất trong ngày.

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-8
 Bữa trưa của những “người rừng” này thường có canh và trứng luộc.

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-9
 Nước sạch được sử dụng để uống và nấu ăn.

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-10
Amale giặt quần áo trong khu rừng. 

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-11
Những “cư dân” mới trong khu rừng này thường sử dụng các đồ dùng mà người trước để lại sau khi họ rời khỏi đây để tiếp tục hành trình tới Tây Ban Nha hoặc bị trục xuất. 

Cam canh di dan Chau Phi hoa “nguoi rung” o Ma-roc-Hinh-12
 “Chúng tôi muốn nói với các nhà chức trách (Ma-rốc) rằng: Chúng tôi không thể tìm được việc làm, không thể tìm được chỗ ở. Hãy dừng việc truy bắt chúng tôi như những loài vật. Nếu các vị không thể giúp đỡ chúng tôi, thì hãy để chúng tôi sống trong hòa bình”, một di dân đến từ Ghana chia sẻ.

Đột nhập khu trại tị nạn "rừng rú" không ai muốn ở

(Kiến Thức) - Hàng trăm di dân đang "tá túc" trong khu trại tị nạn được dựng lên tạm bợ ở Bihac thuộc đất nước Bosnia và Herzegovin. Điều kiện sống tồi tàn trong khu trại này đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Dot nhap khu trai ti nan
 Theo hãng thông tấn Reuters, trong 10 ngày qua, giới chức Bosnia và Herzegovin đã đưa 700 người nhập cư đến từ Châu Á và Bắc Phi tới khu trại tị nạn rừng rú Vucjak từng là một bãi rác cách biên giới với Croatia khoảng 8km. (Nguồn ảnh: Reuters)

Dot nhap khu trai ti nan
 Liên minh Châu Âu và Liên Hợp Quốc đã lên tiếng về điều kiện vệ sinh tồi tàn tại khu trại này.

Dot nhap khu trai ti nan
 Trại Vucjak nằm trong khu vực có những bãi mìn bị bỏ lại từ cuộc chiến tranh ở Bosnia vào thập niên 1990.
Dot nhap khu trai ti nan
 Những người tị nạn trong khu trại Vucjak đối mặt với tình trạng lây lan của bệnh ghẻ và một số chứng bệnh khác cũng như tình trạng thiếu lương thực.

Dot nhap khu trai ti nan
Những bức ảnh của hãng thông tấn Reuters đăng tải phần nào cho thấy điều kiện sống thiếu thốn trong khu trại này. 

Dot nhap khu trai ti nan
 Một di dân đang làm bánh cho bữa sáng tại trại Vucjak ở Bihac ngày 26/6.

Dot nhap khu trai ti nan
 Họ tắm rửa ngoài trời...

Dot nhap khu trai ti nan
...và nằm chen chúc trong khu trại tị nạn Vucjak.

Dot nhap khu trai ti nan
 Những người dân nhập cư xếp hàng chờ nhận đồ ăn sáng tại trại Vucjak ngày 26/6.

Dot nhap khu trai ti nan
 Nơi sạc pin điện thoại cho những người tị nạn ở Vucjak.

Dot nhap khu trai ti nan
 Được biết, ngày càng nhiều người nhập cư đến Bosnia. Theo Reuters, hơn 33.300 di dân đã vào Bosnia kể từ năm ngoài, trong đó có khoảng 9.000 người "nán lại" Bihac với hy vọng có thể vượt biên vào Croatia và tiếp tục đến các quốc gia Tây Âu.

Dot nhap khu trai ti nan
 Các di dân nấu ăn ngoài trời hôm 26/6 tại trại Vucjak.

Điều ít biết về cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ vừa đến Việt Nam

(Kiến Thức) - Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama đã đến thăm Trường Trung học Phổ thông Cần Giuộc, tỉnh Long An (Việt Nam) và có buổi thảo luận về chương trình Hỗ trợ giáo dục dành cho các bé gái vị thành niên.

Dieu it biet ve cuu De nhat phu nhan My vua den Viet Nam
Ngày 9/12, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, đại diện tổ chức Girls Opportunity Alliance, đã có chuyến thăm Trường Trung học Phổ thông Cần Giuộc, tỉnh Long An (Việt Nam). Được biết, Girls Opportunity Alliance là sáng kiến của Obama Foundation nhằm hỗ trợ trẻ em gái vị thanh niên trên khắp thế giới. Ảnh: EPA.