Phát hiện tàu đắm lâu đời nhất thế giới tại Biển Đen

Các nhà khảo cổ tìm thấy con tàu trong tình trạng nguyên vẹn và không có bất kỳ sự xáo trộn nào dù đã tồn tại tới 2.400 năm.

Con tàu có chiều dài 23 m, được cho có nguồn gốc từ Hy Lạp. Khi được tìm thấy, con tàu vẫn còn nguyên vẹn cột buồm, bánh lái, băng ghế ngồi. Đây là một trong 60 con tàu đắm được phát hiện tại Biển Đen trong 3 năm trở lại đây.
Phat hien tau dam lau doi nhat the gioi tai Bien Den
Tàu đắm 2.400 tuổi được phát hiện tại Biển Đen. Ảnh: Handout 
Giáo sư Jon Adams, người đứng đầu trong Dự án khảo cổ học Hàng hải Biển Đen (MAP), cho biết: “Con tàu bị đắm dưới độ sâu chỉ 2 km. Chúng tôi vẫn chưa tin được rằng nó có thể nguyên vẹn như vậy. Tình trạng của con tàu giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học trong việc tìm hiểu về kỹ thuật đóng tàu tại thế giới cổ đại“.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ dự định sẽ di dời con tàu trong thời gian tới nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Kết quả sau đó sẽ được công bố tại Hội nghị MPA được tổ chức tại Anh vào cuối tháng 10 này.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện một bộ phim tài liệu về quá trình tìm hiểu những con tàu đắm và trình chiếu vào cùng thời gian trên.

Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường Mỹ-Trung sẽ không xảy ra

Thay vì một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa 2 siêu cường, thế giới đang hướng đến một hệ thống đa cực do 4 quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức dẫn đầu, chuyên gia của tờ Project Syndicate nhận định.

Những tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington thời gian qua khiến nhiều người bắt đầu mường tượng tới viễn cảnh Mỹ-Trung Quốc sẽ bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng theo nhà bình luận chính trị Ngaire Woods của Project Syndicate, bất chấp những lời đồn thổi và các kịch bản mà truyền thông vẽ ra, chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường này khó có thể xảy ra.
Chien tranh Lanh giua hai sieu cuong My-Trung se khong xay ra
Kịch bản Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ khó xảy ra. (Ảnh: CNN) 
Với Trung Quốc, giới chức nước này sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách cải cách theo con đường của riêng mình. Với bản thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ưu tiên trước nhất của ông là giảm tham nhũng, ổn định chính sách đối nội và bất cứ nỗ lực nào ngăn cản mục tiêu này đều vượt qua lằn ranh đỏ.
Trong khi đó, Tổng thống Trump không bị ảnh hưởng bởi lời kêu gọi tiếp cận gần hơn với nền kinh tế Trung Quốc của các đầu tư, tài chính và công nghệ khổng lồ của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ có những ưu tiên cấp bách hơn. Ông muốn tăng cường sản xuất trong nước bằng cách hồi hương các chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn hoặc hạn chế nhập khẩu.
Bà Woods - người sáng lập trường Blavatnik thuộc Đại học Oxford, tin rằng những tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng nó sẽ làm cả 2 quốc gia này suy yếu và mở ra một thế giới đa cực hơn.
Với Trung Quốc, mặc cho chính quyền Trump liên tục tung ra các mức thuế quan mới, các biện pháp trừng phạt hay các tuyên bố chỉ trích nặng nề, Bắc Kinh cũng không có nhiều lựa chọn để đáp trả.
Trong khi đó, ở Mỹ, quyết định theo đuổi các mức thuế đánh lên trung Quốc của Tổng thống Trump được các chuyên gia kinh tế nhận định là hành động thương mại tự hủy hoại nhất từ trước tới nay. Và việc chính quyền tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm điều khoản nhằm ngăn chặn Canada hoặc Mexico đàm phán với Trung Quốc cũng vấp phải những chỉ trích tương tự.
Nhiều chuyên gia cho rằng những quyết định này của Tổng thống Trump sẽ khiến Mỹ bị đồng minh xa lánh và thực tế thì điều này đã và đang xảy ra.
Theo Project Syndicate, chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump giờ đang dịch chuyển thành “nước Mỹ một mình”. Tổng thống Trump đã liên tục rút Mỹ ra khỏi hàng loạt các hiệp định, hiệp ước quốc tế từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, UNESCO, thỏa thuận hạt nhân với Iran, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc hay Liên minh bưu chính thế giới. Mặc cho việc Mỹ rút khỏi, các nước vẫn tiếp tục duy trì các hiệp định, hiệp ước, tổ chức này.
Chien tranh Lanh giua hai sieu cuong My-Trung se khong xay ra-Hinh-2
Chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump giờ chuyển thành "Nước Mỹ một mình". (Ảnh: AP/Ross Franklin) 
Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền Trump cũng yêu cầu các nước khác phải giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, gia tăng sức ép lên đồng minh buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng để giảm gánh nặng tài chính cho Washington.

Hé lộ vị trí xác tàu 300 tuổi giá trị nhất nước Anh sau cơn bão

Nhiều bộ phận của một con tàu từng chở đầy kim cương và ngọc trai vừa được tìm thấy ngoài khơi nước Anh.

Hai thợ lặn vừa phát hiện các bộ phận của con tàu chìm 334 năm trước ở ngoài khơi Cornwall, Vương quốc Anh, tờ The Sun đưa tin.

Ai đứng sau chỉ đạo vụ thủ tiêu nhà báo Khashoggi?

Quốc vương Saudi Arabia đang cố bảo vệ con trai khi ông này không tránh khỏi việc bị nghi vấn và sẽ phải mất “thời gian dài” để khôi phục hình ảnh của Thái tử.

Saud al-Qahtani, cố vấn thân cận của Thái tử Mohammed bin Salman, là một trong hai quan chức “ngã ngựa” gần đây trong bối cảnh dư luận quốc tế chĩa mũi dùi vào chính phủ Saudi Arabia liên quan đến cái chết của nhà báo Khashoggi.