Phát hiện dấu tích Thành Dền thời Đông Sơn, Đông Hán ở Hải Dương

Đoàn nghiên cứu đã phát hiện 2.670 hiện vật thời Đông Hán và 199 hiện vật thời Đông Sơn tại mảnh ruộng của người dân tại khu vực Giám Soi, miếu Ngọc Sơn, Đống Dền và Đống Da.

Bảo tàng tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ di tích Thành Dền tại thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương.
Báo cáo kết quả thăm dò cho thấy, sau khi có thông tin từ người dân, đoàn nghiên cứu của Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã tiến hành thăm dò khảo cổ tại mảnh ruộng của người dân tại khu vực Giám Soi, miếu Ngọc Sơn, Đống Dền và Đống Da.
Phat hien dau tich Thanh Den thoi Dong Son, Dong Han o Hai Duong
Đoàn nghiên cứu và đại diện các cơ quan chức năng tham quan địa điểm khai quật tại thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn
Trên diện tích 20m2 với 4 hố khai quật, đoàn nghiên cứu đã phát hiện 2.670 hiện vật thời Đông Hán và 199 hiện vật thời Đông Sơn. Các hiện vật tập trung đậm đặc với nhiều mảnh ngói ống và ngói bản, gốm cứng văn in và gốm men, đinh sắt, mảnh gỉ đồng, xỉ đồng, giọt bắn của dung dịch đồng, bi gốm… Những di tích, di vật tìm thấy thể hiện tính kế thừa, phát triển liên tục từ thời kỳ Đông Sơn đến thời kỳ Đông Hán ở khu vực Thành Dền.
Từ quan hệ địa tầng và phân tích di vật của cuộc thăm dò khai quật lần này, các nhà nghiên cứu khảo cổ và các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định quan trọng về giá trị lịch sử ở khu vực này. Trong đó, bước đầu xác định Thành Dền là một trung tâm quần cư đông đúc của cư dân thời kỳ Đông Sơn trước khi có sự du nhập của văn hoá Hán.
Phat hien dau tich Thanh Den thoi Dong Son, Dong Han o Hai Duong-Hinh-2
Đại diện đoàn nghiên cứu báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ sơ bộ
Thành Dền có hai giai đoạn phát triển kế tục nhau, giai đoạn Đông Sơn muộn từ khoảng thế kỷ III-II trước công nguyên (khoảng 2.200 đến 2.300 năm trước) và giai đoạn Đông Hán có niên đến thế kỷ II-III sau công nguyên (khoảng 1.700 đến 1.800 năm trước. Thời kỳ Đông Sơn, đây là một khu vực quần cư đông đúc. Dưới thời Hán, Thành Dền là trị sở cấp huyện thuộc quận Giao Chỉ.
Quá trình làm việc, các nhà khảo cổ học và các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định, khu vực Thành Dền có tiềm năng nghiên cứu rất lớn, đặc biệt thời kỳ Đông Sơn và Đông Hán. Đây sẽ là những tư liệu quan trọng trong tìm hiểu lịch sử, văn hoá của vùng đất Ngọc Sơn nói riêng và Hải Dương nói chung. Các di vật thu thập được sẽ bổ sung nguồn tư liệu quý giá cho việc trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị di sản của vùng đất đối với quần chúng nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Phat hien dau tich Thanh Den thoi Dong Son, Dong Han o Hai Duong-Hinh-3
PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Các nhà nghiên cứu kiến nghị thời gian tới cần phải có những cuộc điều tra chuyên sâu, trên quy mô lớn kết hợp việc thám sát, khai quật ở nhiều địa điểm khác nhau để xác định phạm vi không gian, quy mô của di tích, tính chất quần cư có phòng ngự hay không… Tiếp tục mở rộng khai quật nhằm tìm kiếm các công trình kiến trúc đã được xây dựng thời Đông Hán.
Bên cạnh đó, cần mở rộng hố thăm dò và khai quật thêm ở các vị trí khác nhau nhằm làm rõ phạm vi phân bố của lớp văn hóa Đông Sơn, tìm kiếm dấu tích khu vực lò nung và chế tác đồ đồng.
Phat hien dau tich Thanh Den thoi Dong Son, Dong Han o Hai Duong-Hinh-4
Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dương Nguyễn Thành Trung phát biểu.
Đồng thời lập phương án bảo vệ, bảo tồn di tích, di vật tránh tình trạng di tích bị xâm hại hoặc phá hủy bởi xây dựng và canh tác của nhân dân. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về giá trị di sản từ đó họ có ý thức bảo vệ, bảo tồn, lưu giữ tránh phá hủy di tích hoặc làm thất lạc di vật.
Đồng thời, cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu đối sánh và kết nối di tích Thành Dền trong tổng thể các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn muộn (di tích cư trú, mộ táng, di vật phát hiện ngẫu nhiên…) và di tích thời Đông Hán (di tích cư trú hoặc trị sở, mộ quách gỗ, mộ gạch và các phát hiện di vật khác…) ở khu vực Hải Dương và xung quanh.
Từ đó, có thể xác định được tính chất và niên đại Thành Dền, cũng như vai trò vị thế của di tích này trong bối cảnh các di tích Đông Sơn - Đông Hán ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ III-II trước Công nguyên đến thế kỷ II-III sau Công nguyên.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ:
 

Hàng vạn người dân đến dâng hương tri ân tại Ngã ba Đồng Lộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hàng vạn người dân đã trở về Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Hang van nguoi dan den dang huong tri an tai Nga ba Dong Loc
Như lời hẹn ước, cứ đến dịp ngày hội thống nhất non sông, du khách khắp mọi miền đất nước lại tìm về địa chỉ đỏ - Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, tri ân những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc 
Hang van nguoi dan den dang huong tri an tai Nga ba Dong Loc-Hinh-2
 Những đoàn cựu chiến binh với mái tóc bạc phơ, những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, những gia đình mang theo cả thế hệ con cháu... tất cả đều chung một tấm lòng thành kính, tưởng nhớ về mười cô gái thanh niên xung phong và các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh tại mảnh đất này.

Bắt kẻ đập hàng loạt kính ô tô, trộm tài sản ở Bắc Giang

Lợi dụng đêm khuya, Hiên đã sử dụng tuavít để cậy phá, đập vỡ cửa kính của 8 xe ô tô tại khu vực phía sau Nhà văn hoá và lề đường.

Ngày 30/4, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, sáng 27/4, tại tổ dân phố My Điền 1, phường Nếnh, thị xã Việt Yên, nhiều công dân phát hiện các ô tô của mình đỗ tại khu vực phía sau Nhà văn hoá và lề đường thuộc tổ dân phố My Điền 1, phường Nếnh bị kẻ gian đập vỡ cửa kính và trộm cắp tài sản trên xe.
Bat ke dap hang loat kinh o to, trom tai san o Bac Giang

Đối tượng Đặng Đình Hiên tại cơ quan Công an.