Pháp đền Nga bao nhiêu nếu hủy thương vụ Mistral?

(Kiến Thức) - Khoảng 4 tỷ USD là số tiền mà Pháp phải bồi thường nếu muốn hủy hợp đồng chuyển giao tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga.

Những ngày qua sau thảm nạn của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia và những nghi án về việc Nga có dính líu đến sự việc này, các nước châu Âu liên tục gây áp lực với Pháp về việc hủy bỏ hợp đồng bán tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho phía Nga do lo ngại nó sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh đổ bộ của Nga.

Liên quan đến sự kiện này, ARMS-TASS dẫn lời nguồn tin khu phức hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng bán 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho phía Nga, Pháp sẽ phải bồi thường khoản tiền "khủng" 3 tỷ Euro (khoảng 4,05 tỷ USD).

Nguồn tin cho biết: “Hợp đồng giữa Tập đoàn DCNS Pháp với Bộ Quốc phòng Nga về việc ký 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral trị giá khoảng 1,12 tỷ Euro (khoảng 1,52 tỷ USD) được ký kết vào ngày 10/6/2011.

3 tỷ Euro để bồi thường hợp đồng là một số tiền quá lớn có thể khiến Pháp bất chấp các áp lực từ Mỹ và các nước châu Âu khác trong thương vụ Mistral với Nga.
 3 tỷ Euro để bồi thường hợp đồng là một số tiền quá lớn có thể khiến Pháp bất chấp các áp lực từ Mỹ và các nước châu Âu khác trong thương vụ Mistral với Nga.

“Hợp đồng có một điều khoản liên quan đến việc bồi thường thiệt hại trực tiếp trong trường hợp đối tác phía Pháp phá vỡ việc thực hiện các thỏa thuận. Trong trường hợp này chi phí bồi thường trực tiếp từ DCNS cho phía Nga khoảng 1,050 tỷ Euro (khoảng 1,42 tỷ USD)” các chuyên gia trong lĩnh vực này đã cho biết.

“Hơn nữa phía Nga có quyền kiện DCNS cho việc áp đặt các hình phạt bổ sung và hoàn trả chi phí đối với nguyên liệu và các chi phí khác liên quan đến việc đóng mới một phần module hai tàu đổ bộ trực thăng Vladivostok, Sevastopol và chuyển đến Pháp để lắp ráp. Với hình phạt bổ sung này phía Nga có thể nhận được khoảng 1,8 tỷ Euro trong trường hợp có một phán quyết tích cực”, một chuyên gia khác cho biết.
Tổng cộng hai khoản bồi thường trực tiếp và hình phạt bổ sung cho việc hủy bỏ hợp đồng lên đến khoảng 3 tỷ Euro - một số tiền không hề nhỏ trong điều kiện kinh tế khó khăn của các nước châu Âu.

Tại cuộc gặp với Hiệp hội báo chí, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, chiếc tàu đổ bộ trực thăng  lớp Mistral đầu tiên đã sẵn sàng để bàn giao cho Nga trong tháng 10/2014. Ông nhấn mạnh về khả năng hủy bỏ việc giao tàu đầu tiên cho Nga có thể không xảy ra. Phía Nga đã thanh toán, nếu không bàn giao tàu nước Pháp sẽ phải bồi thường 1,1 tỷ Euro.

Phát biểu về việc thực hiện phần còn lại của hợp đồng hoàn thành việc đóng mới tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral thứ 2. Tổng thống Francois Hollande nói rằng điều này sẽ phụ thuộc vào hành vi của Nga. Ông nói thêm: “Những gì tôi nói là rất rõ ràng, tuy nhiên ở giai đoạn này không nên có bất kỳ quyết định xử phạt nào trong đó có thể buộc chúng ta phải từ bỏ nó”.

Khám phá tính năng “khủng” của tàu chiến Pháp tới VN

Chỉ ít ngày sau chuyến thăm tàu tuần tra tàng hình tối tân tới cảng Hải Phòng, từ ngày 18-21/6, 2 tàu chiến của Hải quân Pháp sẽ tiếp tục tới thăm Việt Nam. Một trong 2 tàu này là tàu đổ bộ hiện đại hàng đầu châu Âu mang tên Tonnerre (L9014) sẽ tới cảng Vũng Tàu.

Nga nhận siêu tàu đổ bộ Mistral vào năm tới

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận tàu sân bay trực thăng lớp Mistral đầu tiên từ Pháp vào cuối năm tới.

Tìm hiểu các “anh em” tàu Sigma Việt Nam ở khu vực ĐNA

(Kiến Thức) - Indonesia là quốc gia có biên đội SIGMA nhiều và sớm nhất Đông Nam Á với 4 chiếc SIGMA 9113 đóng vai trò "nắm đấm" chủ lực của hải quân nước này.

Hộ tống hạm lớp SIGMA được thiết kế và đóng bởi Damen Schelde Naval Shipbuilding, một công ty có trụ sở tại Hà Lan, cho Quân đội Indonesia. Bốn tàu chiến lớp SIGMA 9113 đã được chuyển giao cho Indonesia từ năm 2007 đến 2009.
Hệ thống động lực tiên tiến và khả năng đi biển tốt giúp hộ tống hạm lớp SIGMA rất thích hợp cho các hoạt động trong vùng lãnh hải Indonesia. Các tàu loại này có thể tham gia các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (SAR), tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và tác chiến chống tàu ngầm.