“Pháo đài ma” biến mất 100 năm bất ngờ hiện hình trong ảnh radar

Pháo đài ma quái mang tên Shís gi Noow là một di tích quan trọng được xây dựng bởi người Tlingit bản địa của Alaska, bất ngờ hiện lên với hình thang độc đáo trong ảnh quét radar Công viên Lịch sử Quốc gia Sitka.

Theo Acient Origins, "pháo đài ma" có tuổi đời hơn 2 thế kỷ là một trong những công trình cuối cùng ghi dấu ấn của người Tlingit trước khi miền đất này bị xâm chiếm bởi các cường quốc.
“Phao dai ma” bien mat 100 nam bat ngo hien hinh trong anh radar
Địa điểm được xác định từng tọa lạc "Pháo đài Cây Non" đã được đánh dấu bằng một cột totem truyền thống, vốn là chiếc bia tưởng niệm - Ảnh: NATURE 
Shís gi Noow, tức "Pháo đài Cây Non" là tường thành cuối cùng của những người dân bản địa này để chống lại sự tiến công của quân đội Nga, những người đã chiếm đóng Alaska suốt 6 thế kỷ và phá hủy pháo đài. Tuy được xây dựng công phu nhưng pháo đài này và tất cả súng ống, đại bác mà dân bản địa được trang bị bởi các thương nhân Nga, Mỹ đã không giúp họ cản bước quân Nga.
“Phao dai ma” bien mat 100 nam bat ngo hien hinh trong anh radar-Hinh-2
 Hình vẽ thể hiện pháo đài cổ đại - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Tuy nhiên do các đặc điểm lịch sử và nhiều cấu trúc mang tính truyền thống của dân bản địa, nhóm khoa học gia từ Đại học Cornell (Mỹ) đã quyết định truy tìm và khai quật công trình. Họì tin rằng phần cơ bản của pháo đài vẫn lẩn khuất đâu đó dưới những rặng cây hoặc trong lớp đất nông đâu đó. Công viên quốc gia này cực kỳ rộng lớn, vốn là một khu rừng nên phải cần có kỹ thuật radar xuyên đất nổi tiếng để tìm kiếm.
Nature cho biết nhờ hình thang độc đáo của "pháo đài ma" và các tàn tích của súng thần công, tường gạch còn sót lại, các nhà khoa học cuối cùng đã định vị được nó giữa khu vực rộng đến 17 ha mà nhóm khảo cổ đã khoanh vùng dựa trên những tư liệu từ dân bản địa.
Nhóm nghiên cứu sẽ sớm khai quật địa điểm mà radar nhìn thấy, bởi nó là một biểu tượng văn hóa quan trọng của người Tlinght bản địa Alaska.

Vì sao người Việt nói “chạy như cờ lông công”?

(Kiến Thức) - Cờ hiệu lông công từng ngược xuôi trên khắp các nẻo đường của đất nước, theo thời gian hình thành nên câu “chạy như cờ lông công”...

Vi sao nguoi Viet noi “chay nhu co long cong”?
Khi thấy ai đó chạy rối rít, chạy loạn xạ, người đời thường ví von là “chạy như cờ lông công”. Vậy “chạy như cờ lông công” nghĩa là chạy thế nào?
Vi sao nguoi Viet noi “chay nhu co long cong”?-Hinh-2
Các nhà nghiên cứu văn hóa lý giải, “cờ lông công” trong thành ngữ này là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia thường dùng khi chạy công văn hoả tốc.

Chuyện rùng rợn về pháo đài bị pháp sư “nguyền rủa“

(Kiến Thức) - Pháo đài Bhangarh ở Ấn Độ được cho là một địa điểm rùng rợn vì bị pháp sư "nguyền rủa". Theo đó, bất cứ người nào ở lại trong pháo đài sau khi Mặt trời lặn đều "bốc hơi" khỏi Trái đất và không bao giờ được nhìn thấy nữa.

Chuyen rung ron ve phao dai bi phap su “nguyen rua“
 Nằm ở Ấn Độ, pháo đài Bhangarh trở thành địa điểm của những điều kỳ bí khó lý giải. Theo người dân địa phương, pháo đài bị pháp sư "nguyền rủa" nên bị bỏ hoang hoàn toàn vào năm 1783.