Phản ứng của Việt Nam việc Mỹ và Australia tập trận ở Biển Đông

Chiều 23/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã lên tiếng về việc Mỹ và Australia điều tàu tới tập trận ở Biển Đông.
 

“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở khu vực Biển Đông được xác lập tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Phan ung cua Viet Nam viec My va Australia tap tran o Bien Dong
 Tàu chiến Mỹ hoạt động trên Biển Đông ngày 19/4. Ảnh: Hải quân Mỹ
Trước đó, hãng ABC của Australia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, tàu khu trục lớp ANZAC vừa có cuộc tập trận với 3 tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông.
Cuộc tập trận ở Biển Đông giữa Australia và Mỹ được công bố vài ngày sau khi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện bằng cách thiết lập trái phép 2 cơ quan hành chính trên các quần đảo ở Biển Đông.
Hãng ABC cho biết, bất chấp sự bùng phát của dịch COVID-19, Australia vẫn theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vùng biển chiến lược quan trọng đối với nước này.

Thế giới phê phán Trung Quốc thế nào ở biển Đông?

Giữ gìn hoà bình, an ninh ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc UNCLOS hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, phù hợp với việc nước này đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Biển Đông nằm trên tuyến đường biển và đường không nhộn nhịp của thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kết nối châu Á và các châu lục khác, qua đó thúc đẩy giao lưu, thông thương trong khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Trải lòng của những nữ nhân viên xử lý thi thể giữa tâm dịch COVID-19 ở Mỹ

Các nữ nhân viên nhà tang lễ ở New York cảm thấy mình thất bại vì không đáp ứng được yêu cầu của thân nhân người chết, thậm chí còn phải từ chối nhận thi thể bởi nhà xác đã quá tải.

Có 48 thi thể trong tầng hầm của nhà tang lễ ở Harlem. 40 thi thể đặt trong các hộp các tông, sẵn sàng cho hỏa táng. 8 thi thể còn lại trong tủ lạnh, ướp xác và chờ chôn cất. Nhưng phải mất hàng tuần hoặc tháng để quá trình chôn cất diễn ra.
Khi các quan chức y tế bắt đầu chôn cất các nạn nhân COVID-19 trong một ngôi mộ tập thể trên đảo Hart trong tuần chết tồi tệ nhất của New York, 4 nữ nhân viên tại Dịch vụ mai táng & hỏa táng quốc tế phải buộc từ chối tiếp nhận thi thể. Họ cảm thấy mình thất bại, bởi không đáp ứng được yêu cầu của thân nhân người chết. Theo những gì họ nghĩ, một người nên có được thứ họ muốn khi chết đi, ngay cả khi điều đó không thể xảy ra trong cuộc sống.