Phận làm dâu nhà giàu

Từ lúc chị về làm dâu, đến nay đã tròn 8 tháng. Chưa một lần chị cảm thấy một ngày mình được nghỉ ngơi.

Ngày cưới, chị hạnh phúc như bất cứ cô gái nào trong làng. Váy trắng tinh khôi, tiệc cưới linh đình. Chị cứ như mê đi trong hạnh phúc. Cả làng mừng cho chị và những chàng trai thì thầm tiếc nuối chị - cô gái xinh đẹp và dịu dàng nhất làng đã lên xe hoa.
Ngày về nhà chồng, ở trên phòng chị vừa cởi chiếc váy cưới lộng lẫy xuống đến chân, chị đã nghe thấy tiếng mẹ chồng gọi với từ dưới phòng khách. Chị vội vàng xỏ dép xuống dưới. Khách khứa họ hàng vẫn còn đang ngồi ngổn ngang.
Mẹ chồng bảo chị: “Từ nay con đã làm dâu nhà này, gia đình này là của con, con phải lo lắng quán xuyến. Nhà mẹ ở phố nên có khác một chút so với ở quê, mẹ sẽ dạy bảo con từ từ. Nhưng con phải thấy là mình may mắn khi làm dâu của mẹ. Gia đình nhà mình nề nếp và gia giáo, con cũng phải cố gắng mà học theo”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chị lật đật vâng dạ, chị đã thấy được vài ánh mắt thương cảm của mấy bác họ dành cho chị. Chị bỗng thấy có một vầng mây nhẹ bao phủ trên đầu.
Từ lúc chị về làm dâu, đến nay đã tròn 8 tháng. Chưa một lần chị cảm thấy một ngày mình được nghỉ ngơi. Bất cứ việc gì dù nhỏ nhất, chị cũng bị mẹ chồng theo dõi quản thúc. Từ việc đặt chiếc ly xuống bàn thế nào cho khéo, đến việc úp cái bát mà không có tiếng động, bất cứ điều gì bà cũng đưa mấy từ “gia giáo nề nếp” vào làm chị không thở nổi.
Chị là một giáo viên, công việc không quá bận nhưng cũng chiếm nhiều thời gian của chị. Buổi trưa chẳng bao giờ chị được thảnh thơi như bạn bè để đi ăn cơm cùng nhau. Cứ hết tiết dạy chị vội vàng phóng xe về nhà nấu cơm cho cả gia đình chồng. Buổi tối, mình chị cơm nước giặt giũ xong cũng đến gần 10 giờ khuya, lúc đó ngồi bên bàn giáo án, chị buồn ngủ rũ mắt.
Mẹ chồng chị quy định nhà phải lau ngày 2 lần, mà ngôi nhà nào có nhỏ bé gì. Mỗi lần lau nhà xong là chị thở hổn hển. Bà kêu chị yếu, có mấy việc cỏn con mà làm không xong. Bà than thở tiếc nuối ngày xưa sao bà không kiên quyết một chút để bắt chồng chị lấy người phụ nữ mà bà chọn.
Chị mang thai, vì không được nghỉ ngơi và suốt ngày mệt mỏi nên sức khỏe chị yếu. Chị sinh con, con bé ốm đau quặt quẹo, bà chê chị không biết đẻ. Bà chẳng bao giờ thèm bế cháu. Trong mắt bà, chị phải đẻ được cháu trai đích tôn thì bà mới coi như là chị đã đẻ. Còn không thì cứ phải đợi đấy.
Mẹ chị bị ốm, lên ở với con gái vài ngày để tiện việc đi lại điều trị ở bệnh viện. Vậy mà, mẹ chồng chị bóng gió chì chiết, nhiếc móc như thể bà phải nuôi thêm một gánh nặng. Phận làm dâu, chị nuốt nước mắt giúi vội ít tiền vào tay mẹ đẻ rồi chở mẹ ra bệnh viện nằm để khỏi phải nhìn thấy khuôn mặt nặng nhẹ của mẹ chồng.
Rồi chị mang bầu hai lần nữa nhưng đều bị sẩy. Mẹ chồng chị lại có cớ để tiếp tục phàn nàn. Chồng chị nghe lời mẹ, bỏ bê chị sống với một cô gái khác. Khi cô gái kia mang thai, mẹ chồng gây sức ép buộc chị phải ly hôn mặc chị van xin khóc lóc.
Chị lại phải cùng con gái trở về ngôi nhà bé nhỏ với bố mẹ đẻ. Ly hôn xong là lúc chị biết mình đang có bầu lần nữa. Lần này, ông trời thương nên đã để em bé lại với chị. Ngày mà người phụ nữ kia sinh được đứa con gái thì hai tháng sau, trong ngôi làng nhỏ, con trai kháu khỉnh của chị đã ra đời.
Chị ôm con mà nước mắt cứ rơi. Không biết chị khóc vì hạnh phúc hay vì quá xót xa cho thân phận của mình?

Hơ… hơ, có vậy mà cũng hỏi!

Hơ… hơ, có vậy mà cũng hỏi!. Tối mùng 3 Tết, cô chủ phá lệ, cho bạn đọc số điện thoại của Vê Ka Ka (VKK).

Bị ngắt ngang khi đang đối ẩm với bạn bè, suýt chút nữa chiên da đã nổi quạu với cô chủ, may mà giọng nói bên kia quá đỗi đáng thương nên VKK tôi đành thực hiện lời hứa với cô chủ: Vui xuân mới không quên nhiệm vụ.

Tối mùng 3 Tết, cô chủ phá lệ, cho bạn đọc số điện thoại của Vê Ka Ka . Bị ngắt ngang khi đang đối ẩm với bạn bè, suýt chút nữa “chiên da” đã nổi quạu với cô chủ, may mà giọng nói bên kia quá đỗi đáng thương nên VKK tôi đành thực hiện lời hứa với cô chủ: Vui xuân mới không quên nhiệm vụ.

“Bác ơi, tụi cháu mới cưới chưa tròn năm, nghe lời bạn bè chỉ dạy, Tết này được nghỉ dài ngày, cháu chuẩn bị quá trời trời đồ ăn, thức uống “ngon, bổ, khỏe, lành mạnh và tốt cho chuyện vợ chồng”: Cần tây, hành tây, dâu tây mỗi thứ 2 ký; trứng gà ta 4 chục, thịt bò 5 ký, chocolate 10 hộp, cam Mỹ 3 ký, gừng 1 ký, mật ong nửa lít và một số món linh tinh khác. Cứ mỗi khi ra nắng về, chúng cháu lại uống nước ép hỗn hợp các loại rau trái, bữa ăn thì luôn có thịt bò, trứng ốp-la, buổi tối trước khi ngủ còn thêm mật ong với gừng. Thế nhưng vừa qua năm mới được 2 ngày thì anh xã cháu than thở kêu đau nhưng hỏi đau chỗ nào thì không chỉ ra được mà lúc ở đùi, khi ở bàn chân, xương sống, ngang hông… Còn cháu thì cánh tay phải nhấc không nổi sau đêm giao thừa bị ông xã nằm gối đầu lên ngủ suốt đêm. Anh xã đổ thừa tại cháu cho ăn uống linh tinh nên sinh bệnh, còn cháu thì bảo tại anh xã không biết liệu cơm gắp mắm, sức mình có 5 mà sử dụng tới 10 nên mới ra nông nổi. Không ai chịu ai, nên mới sáng mùng 3, nhà cha mẹ ai nấy về. Chuyện là như vậy, mong bác làm ơn chỉ giúp trong chuyện này, lỗi của ai? Làm sao để chúng cháu giảng hòa bởi thật ra vợ chồng giận hờn vì chuyện đó thì đúng là vô duyên…”.

Nghe xong tâm sự của bạn trẻ, thoạt tiên tôi nghĩ bụng: “Hơ… hơ, chuyện vậy mà cũng hỏi”. Thế nhưng đúng là có những bạn trẻ cứ hay ngây thơ nghe lời người này, người nọ (trong đó có ông “chiên da” Châu Phi VKK); cứ tưởng thế này thế kia, nhất là đối với những chuyện mình chưa từng trãi qua bao giờ. Kết quả là… sai một ly, đi một dặm, tiền mất tật mang.

Hãy khoan nói ai có lỗi trong chuyện này. Đúng là các thứ thực phẩm bạn trẻ dự trữ cho mấy ngày Tết kể trên đều “ngon, bổ, khỏe, lành mạnh và tốt cho chuyện vợ chồng” nói riêng và sức khỏe nói chung. Thế nhưng Tết bây giờ đâu như ngày xưa, chợ Tết bán đến trưa ba mươi, nhiều nơi sáng mùng 1 đã họp chợ trở lại. Vì vậy, rau trái dự trữ nhiều mà làm gì vì để lâu, chúng sẽ bị mất nhiều vitamin quan trọng; hơn nữa chúng cũng sẽ không còn tươi ngon. Vậy nên, dự trữ một ít để phòng khi bận rộn những ngày đầu xuân là cần thiết nhưng dự trữ với một lượng “khủng” như vậy là không nên. Đây là sai lầm đầu tiên của bạn vì nghe lời bạn bè chỉ bảo mà không chọn lọc, không căn cứ vào thực tế cuộc sống.

Tiếp theo là chuyện ăn uống mấy ngày trước, trong và sau Tết. Chưa kể việc các thực phẩm được bạn chọn lựa chưa bao gồm đầy đủ các nhóm chất căn bản mà cơ thể cần, thì việc “ngày nào cũng như ngày ấy”; bữa ăn nào cũng có thịt bò, trứng ốp-la là không khoa học; thậm chí sẽ gây ngán, ăn không ngon miệng, chán ăn, sợ ăn... Rõ ràng bổ dưỡng, lành mạnh đâu không thấy; chỉ thấy đơn điệu, thiếu chất, làm cho cơ thể yếu đi.

Và điều quan trọng nhất là với một cơ thể “bị yếu đi” như thế nhưng các bạn lại muốn tăng năng suất, chất lượng nên làm việc quần quật, vậy thì có gì lạ khi anh bị đau chân, chị bị liệt tay? Lỗi do ai thì đã rõ mười mươi. Tại anh, tại ả, tại cả… hai vợ chồng! Thế nên cả hai có trách nhiệm ngồi lại bàn bạc, giải quyết.

Cái chuyện… đau tùm lum của anh xã không nên xem thường. Nếu chỉ do “làm việc” quá sức, bị căng cơ thì vài ngày sau sẽ khỏi. Còn nếu như cái đau đó lỡ mà rơi vào chứng đau dị cảm do một nhánh thần kinh cảm giác chạy trong cơ bị căng gây nên đau kéo dài hàng tuần thì phải đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Còn cánh tay của bạn nhấc không lên do bị anh xã gối đầu ngủ cả đêm thì cũng là vấn đề của dây thần kinh bị đè ép. Tốt nhất là cả hai vợ chồng ăn Tết xong nên đến… bác sĩ để được thăm khám một lượt cho có vợ, có chồng, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia. Các bạn còn trẻ, cần rút kinh nghiệm cho những Tết sau này và cả trong cuộc sống thường ngày. Cân bằng là nguyên tắc tối thượng của cuộc sống. Vừa đủ, vừa phải, vừa sức là nền tảng của sự bền vững, dài lâu.

Về câu hỏi cuối cùng của bạn “làm cách nào để giảng hòa với anh xã” thì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Câu hỏi này thì Vê Ka Ka… đành bó tay, xin nhường lại cho Còm sĩ Xóm Nhà Lá!

Sợ khi chồng “hồi xuân“

Thú thật với chị tôi sợ. Tôi vốn sợ quan hệ với chồng, giờ ông ấy như là hồi xuân sao đó. 

Chị kính mến!

Tết này con làm dâu xa xứ

Mẹ ơi, xuân năm nay con làm dâu xa xứ, xin hẹn mẹ xuân sau. Con tin, dù con ở đâu, nếu biết con hạnh phúc, mẹ sẽ rất vui...

Lần đầu con được tận mắt chứng kiến không khí nhộn nhịp chào năm mới của người thành phố, được cảm nhận niềm hạnh phúc lâng lâng của người vợ được chồng yêu thương. Nhưng, sao con lại thấy nhớ nhà, nhớ mẹ và anh nhiều quá!

Mồ côi cha năm mười hai tuổi, nhờ tình thương và sự chăm sóc của mẹ và anh, con lớn lên từng ngày trên mảnh đất quê nghèo quanh năm mưa bão. Mẹ vất vả suốt ngày ngoài chợ, anh gian nan trên những mảnh ruộng, chỉ riêng con là được ở nhà, chỉ lo việc dọn dẹp nhà cửa, cơm nước. Con được mẹ và anh cho học hành tử tế, rồi làm việc xa nhà và lấy chồng thành phố khi chưa làm gì được cho mẹ, cho anh.