Phải chăng vụ Bạc Hy Lai đã khép lại?

(Kiến Thức) - Cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị kết án tù chung thân, nhưng vụ này vẫn còn tác động đến đời sống chính trị ở Trung Quốc.

Vụ án Bạc Hy Lai đã khép lại, với bị cáo bị kết án tù chung thân.
Vụ án Bạc Hy Lai đã khép lại, với bị cáo bị kết án tù chung thân.
Sáng Chủ Nhật (22/9), tòa án cấp trung thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, tuyên án cấm Bạc Hy Lai hoạt động chính trị trong suốt phần đời còn lại và tịch thu mọi tài sản. Tòa án phán quyết Bạc Hy Lai có tội - bao gồm nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Rõ ràng là sau khi tuyên án, ông Bạc Hy Lai không thể tiếp tục hoạt động chính trị. Tuy nhiên, không thể nói như vậy về di sản chính trị của ông. Các cuộc thảo luận trên mạng Internet trong khi Bạc Hy Lai bị đưa ra xét xử cho thấy rằng, ở Trung Quốc có khá nhiều người ủng hộ ông ta. Nhờ hoạt động thực tế ở Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã có danh tiếng “người bảo vệ nhân dân”. Do đó, trong tương lai gần, "vụ Bạc Hy Lai" vẫn sẽ tác động đến đời sống chính trị ở Trung Quốc, ngay cả khi ông Bạc bị cầm tù.
Phải nhấn mạnh rằng, vụ xét xử Bạc Hy Lai không có bất kỳ phán xét chính trị nào. Các phiên toà chỉ nói về các dự án thương mại, những khoản tiền lớn và biệt thự ở Pháp phải bị tịch thu.
Trong khi đó, vụ Bạc Hy Lai không chỉ là một vụ bê bối tham nhũng lớn mà còn là một bằng chứng cho thấy ban lãnh đạo Trung Quốc đang tiến hành cuộc tranh luận dữ dội về cách quản lý đất nước. Các cuộc tranh luận sẽ tiếp tục bất kể ông Bạc Hy Lai có kháng cáo hay không.
Nhiều vấn đề liên quan đến vụ này vẫn chưa được giải quyết. Ở đây nói chủ yếu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền, tạo ra một cơ chế hiệu quả để chống lại tham nhũng. Và câu hỏi quan trọng nhất là liệu “vụ án của thể kỷ” này có dẫn đến cải cách chính trị ở Trung Quốc?

Quả bom nổ chậm Syria vẫn còn đó

Thỏa thuận Nga-Mỹ về việc tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria chỉ tháo được kíp nổ, chứ không thể giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.

 
Giới phân tích cho rằng thỏa thuận Nga-Mỹ về việc xóa bỏ vũ khí hóa học của Syria có thể là một bước đột phá, song nó chưa mở lối cho việc giải quyết xung đột đẫm máu ở đất nước này.

Vũ khí hóa học Syria: Khó ở khâu tiêu hủy

(Kiến Thức) - Ngày 20/9, Syria đã chuyển cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) bản kê khai các chất độc hại, cùng phân loại, hình thức và vị trí bảo quản.

Tiêu hủy vũ khí hóa học Syria sẽ làm nảy sinh một loạt vấn đề ở cấp độ quốc tế, liên quốc gia và quốc gia.
Tiêu hủy vũ khí hóa học Syria sẽ làm nảy sinh một loạt vấn đề ở cấp độ quốc tế, liên quốc gia và quốc gia.
Thông tin được cung cấp đầy đủ và chi tiết buộc OPCW cần thêm thời gian nghiên cứu. Cơ quan quốc tế về kiểm soát vũ khí hóa học đã thông báo hoãn cuộc họp Ban chấp hành về vấn đề Syria, được dự kiến vào ngày 22/9. Các chuyên gia OPCW đòi hỏi thời gian để đề ra quy trình cụ thể về thống kê, vận chuyển, bảo quản và tiêu hủy vũ khí hóa học Syria.