Phá rừng trái pháp luật làm mất 1.122 ha rừng trong năm 2016

(Kiến Thức) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn còn diễn ra phức tạp, hậu quả đã làm mất 1.122 ha rừng trong năm 2016.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những tháng đầu năm 2016 do thời tiết khô hạn nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng trên diện rộng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 3.309 ha rừng bị cháy, tăng gấp 3 lần so với năm 2015.
Liên quan đến các vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn cho biết: “Năm 2016, trên cả nước đã xảy ra 17.763 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có liên quan đến rừng (về tổng số vụ giảm 1.880 vụ so với năm 2015)”.
“Tình trạng vi phạm có thể nói đã tiếp tục duy trì chiều hướng giảm trên tổng thể. Nhưng diện tích rừng bị thiệt hại tăng, chủ yếu là do cháy rừng. Năm nay, tình hình khô hạn đầu năm nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng, gây thiệt hại 3.309 ha, tăng gấp 3 lần so với năm trước. Các vụ cháy không lớn, nhưng trên diện rộng, góp nhặt mỗi chỗ một chút nên diện tích mới lớn như vậy”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết.
Tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh: Zing.vn
 Tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh: Zing.vn
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho biết, tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn còn diễn ra phức tạp, hậu quả đã làm mất 1.122 ha rừng trong năm 2016.
“Hơn 40% diện tích rừng bị phá trái pháp luật là ở khu vực có người di cư tự do, nhất là khu vực Tây Nguyên. Trước thực trạng này, nước ta đã có rất nhiều biện pháp, chính sách như: giảm thiểu người di cư, có giải pháp để họ ổn định cuộc sống thông qua các dự án, kể cả hỗ trợ từ ngân sách đầu đi và đầu đến. Vẫn để xảy ra tình trạng phá rừng trái pháp luật như vậy, có thể nói chúng ta chưa giải quyết được tận gốc vấn đề nói trên, nhưng tình trạng này đã giảm. Cách đây 7-8 năm, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên ở Tây Nguyên trầm trọng lắm, nhưng thời điểm hiện nay đã giảm được trên 80% số lượng di cư tự do vào Tây Nguyên. Chúng ta đang cố gắng một mặt là bảo vệ, giữ rừng, vừa pháp luật, vừa hành chính là phải có chính sách để ổn định đời sống người dân và quản lý con người là trên hết”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Nỗi khổ của những người Nhật sống ở Mỹ thời CTTG 2 (1)

(Kiến Thức) - Trong số những người Nhật sống ở Mỹ thời CTTG 2, có nhiều người còn không biết nói tiếng Nhật, dù vậy họ vẫn phải chịu sự kỳ thị từ cộng đồng.

Noi kho cua nhung nguoi Nhat song o My thoi CTTG 2 (1)
 Sau khi trận Trân Châu Cảng nổ ra vào cuối năm 1941, gần như ngay lập tức toàn bộ những người Nhật sống ở Mỹ đều bị nghi ngờ là gián điệp, đáng buồn thay là không chỉ dân chúng mà cả chính quyền Mỹ cũng có suy nghĩ tương tự. Ảnh: Một cửa hiệu của người Nhật với tấm bảng đề chữ "TÔI LÀ NGƯỜI MỸ" treo trước cửa. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Noi kho cua nhung nguoi Nhat song o My thoi CTTG 2 (1)-Hinh-2
 Rất nhiều người trong số họ đã bị triệu tập, thẩm vấn thậm chí là bị bắt giam một cách vô lý, trái pháp luật chỉ đơn giản vì họ là người Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Góc ảnh màu đặc biệt nước Mỹ trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Những bức ảnh màu đặc biệt nước Mỹ trong Chiến tranh thế giới 2 do Thư viện Quốc hội Mỹ cất giữ và bảo quản.

Goc anh mau dac biet nuoc My trong CTTG 2
 Các nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh màu giá trị nước Mỹ trong Chiến tranh thế giới 2 (1939 - 1945). Trong ảnh là một nhân viên quân sự Mỹ đang thử súng máy được trang bị trên máy bay của Hải quân Mỹ ở căn cứ tại Corpus Christi.