PCA sắp phán quyết về Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Manila hy vọng phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông sẽ được PCA đưa ra vào tháng 4 hoặc tháng 5/2016.

Thông tín viên Simone Orendain của VOA từ Manila dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Rose hôm 3/3 cho biết các giới chức ở Manila dự đoán Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến  Biển Đông vào tháng 4 hoặc tháng 5/2016.
Trung Quốc không tham gia vụ kiện, nhưng ông Jose nói quyết định của toà án sẽ có hiệu lực, bất kể phán quyết như thế nào. Ông cho biết: "Toà án (PCA) còn nói với Trung Quốc rằng quyết định của họ có tính cưỡng hành đối với cả Philippines lẫn Trung Quốc. Cho nên Philippines và các nước khác đang kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyết định sắp được đưa ra của toà án này".
PCA sap phan quyet ve Philippines kien Trung Quoc o Bien Dong
Ngoại trưởng Albert del Rosario trình bày trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye về vụ Philippines kiện Trung Quốc "yêu sách quá đáng" chủ quyền hầu hết Biển Đông.
Tháng 1/2013, Philippines đã nộp đơn kiện về điều mà họ gọi là “yêu sách thái quá” của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông. Phía Philippines viện dẫn cái gọi là “đường 9 đoạn”, thường được gọi là “đường lưỡi bò”, mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền vùng biển trải dài từ đảo Hải Nam ở mạn bắc cho tới vùng biển ngoài khơi Malaysia ở phía nam.
Manila cũng muốn tòa PCA xác định một số thực thể mà họ nói là nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines là đá hay đảo.
Bắc Kinh tuyên bố không tham gia vụ kiện với lập luận rằng khi ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc đã không chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp của công ước này. Điều này đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại hồi tuần trước khi ông diễn thuyết tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington.
Ông Vương Nghị cũng nói Philippines đã không tuân hành luật lệ quốc tế khi không chịu họp tay đôi với Trung Quốc để tìm cách giải quyết những bất đồng ở Biển Đông mà lại “đưa vấn đề ra trước toà án quốc tế”.
Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố Philippines và Trung Quốc đã có “vô số các cuộc họp” để tìm cách giải quyết vấn đề “nhưng không có kết quả gì”.
Ông Jay Batongbacal, giáo sư luật biển của Viện Nghiên cứu Luật pháp Quốc tế của Đại học Philippines, cho biết toà án PCA có phần chắc sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines đối với một số vấn đề trong 15 vấn đề mà Philippines nêu ra. Ông nói rất có thể là toà án sẽ phán quyết rằng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là bất hợp pháp. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ phải tìm cách thuyết phục thế giới rằng những gì mà họ đã làm là chính đáng.
Giáo sư Jay Batongbacal nói: "Vấn đề sẽ thực sự nằm ở phía Trung Quốc…Họ sẽ phải tiếp tục biện minh, mỗi khi có cơ hội, cho tất cả những gì mà họ làm ở Biển Đông, nhất là những hành động rõ ràng là trái ngược với phán quyết (của PCA). Cho nên họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thuyết phục thế giới là những hành động của họ hay những hoạt động của họ là chính đáng”. Philippines sẽ phải tiếp tục “gây áp lực đối với Trung Quốc” để họ thay đổi cách hành xử và chính sách để phù hợp với quyết định của toà án Liên Hợp Quốc.
Ông cho biết thêm toà PCA có thể đưa ra một tuyên bố cho rằng việc xây đảo là “không phù hợp với nghĩa vụ của Trung Quốc theo luật quốc tế” vì nó được thực hiện trong lúc vụ kiện đang tiến hành và về cơ bản là phương hại tới quyền của các bên trong vụ kiện.
Video Mỹ đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông  (Nguồn VTC):

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.