Ông Trump nhượng bộ dư luận, chấm dứt chia cắt gia đình ở biên giới

Tổng thống Mỹ quyết định nhượng bộ trong chính sách nhập cư đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội cả trong và ngoài nước sau khi hàng nghìn trẻ em bị tách khỏi cha mẹ vượt biên.

Theo Reuters, lệnh mới ký của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/6 yêu cầu phải giam giữ các thành viên gia đình cùng nhau khi họ bị bắt vì nhập cảnh trái phép vào Mỹ, dù chưa rõ việc này kéo dài bao lâu. Lệnh này cũng yêu cầu cơ quan chức năng ưu tiên các cha mẹ có trẻ em trong quá trình xử lý thủ tục di trú.
Tuy nhiên, lệnh của ông Trump không chấm dứt chính sách "không nhân nhượng" của chính quyền trong vấn đề nhập cư, vốn kêu gọi xử lý hình sự những người vượt biên trái phép.
"Đó là chuyện để các gia đình ở cùng nhau và cùng lúc đảm bảo rằng chúng ta có một biên giới rất uy lực, rất mạnh", ông Trump nói khi ký lệnh tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng.
Ông Trump ký lệnh hôm 20/6, đứng cạnh là Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen và Phó tổng thống Mike Pence. Ảnh: AP.
 Ông Trump ký lệnh hôm 20/6, đứng cạnh là Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen và Phó tổng thống Mike Pence. Ảnh: AP.
Hình ảnh những đứa bé trong buồng giam tại khu vực biên giới Mỹ - Mexico và một đoạn ghi âm tiếng trẻ em khóc đã gây nên sự giận dữ tại Mỹ, từ giới chức tôn giáo cho tới các lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như sự lên án trong cộng đồng quốc tế, bao gồm Giáo hoàng Francis.
Theo Nhà Trắng, Tổng thống Trump, một người thường xuyên xem tin tức trên truyền hình cáp, đã nhận ra việc chia cắt các gia đình là một vấn đề chính trị ngày càng lớn.
Động thái hôm 20/6 là lần hiếm hoi Tổng thống Mỹ thay đổi một chính sách gây tranh cãi, thay vì tiếp tục thực hiện, kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 1/2017. Ông có lập trường cứng rắn trong vấn đề nhập cư vốn là trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông.
Việc trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ nhập cư trái phép tại biên giới Mỹ - Mexico đã gây ra phản ứng dữ dội. Ảnh: Reuters.
 Việc trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ nhập cư trái phép tại biên giới Mỹ - Mexico đã gây ra phản ứng dữ dội. Ảnh: Reuters.
Một quan chức Nhà Trắng cho hay Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã thúc giục chồng thay đổi chính sách trong các cuộc trò chuyện riêng giữa hai người.
"Đệ nhất phu nhân đã thể hiện ý kiến của mình với tổng thống được một thời gian rồi, rằng ông cần làm tất cả những gì có thể để giúp các gia đình được ở cùng nhau", người này nói.

Dư luận thế giới sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

(Kiến Thức) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ sự thất vọng cũng như lên tiếng chỉ trích quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngày 19/6, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) với lý do cơ quan này phân biệt đối xử đối với Israel, đồng thời chỉ trích UNHRC là tổ chức “đạo đức giả, giễu cợt nhân quyền”.
Theo ABC News, nhiều lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự thất vọng sau quyết định bất ngờ của Washington. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông mong muốn Mỹ vẫn ở lại UNHRC, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan này trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới.

Gặp ông Tập lần ba, Kim khôn ngoan hay Trung Quốc quyền lực?

"Dù rằng có thể có tình cảm nảy nở giữa ông Kim và ông Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn hiểu rõ về vấn đề thứ bậc", một nhà phân tích chính sách Trung Quốc nhận định.

Chỉ trong chưa đầy ba tháng, ông Kim Jong Un đã đến Trung Quốc lần thứ ba.