Ông Trump đã lộ thông tin mật gì với Ngoại trưởng Nga Lavrov?

(Kiến Thức) - Theo trang mạng DEBKAfile, thông tin mật nhạy cảm mà Tổng thống Donald Trump đã “chia sẻ” với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 10/5 đến từ Israel.

Báo Washington Post số ra ngày 15/5 viết: Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ thông tin mật với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp tuần trước có thể gây hại một nguồn tin tình báo về Nhà nước Hồi giáo.
Ong Trump lo thong tin mat gi voi Ngoai truong Nga Lavrov?
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Nhà Trắng. Ảnh RFE/RL 
Thông tin nhạy cảm mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga Sergei Kislyak là do một đối tác của Mỹ cung cấp, thông qua một thỏa thuận chia sẻ thông tin nhạy cảm cao độ. Washington Post dẫn lời một số giới chức không muốn nêu tên cho biết đối tác này không cho phép Washington chia sẻ tài liệu đó với Moscow và hành động của ông Trump có thể đánh mất sự hợp tác từ một đồng minh rất thạo tin về nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Trong cuộc trao đổi với giới chức Nga, ông Trump nói rằng ông được báo cáo từ “những nguồn tình báo cừ khôi” mỗi ngày.
Các nguồn tin tình báo và quân sự của DEBKAfile tiết lộ rằng bí mật cực kỳ nhạy cảm nói trên liên quan đến khả năng của Israel đánh chặn thông tin liên lạc và các loại tín hiệu trên chiến trường. Đây là một trong những bí mật và nhạy cảm nhất trong lĩnh vực tình báo quân đội. Nếu sở hữu khả năng tiên tiến này, cơ quan tình báo có thể giám sát các hoạt động quân sự bí mật nhất của đối phương không bị phát hiện. Công nghệ đánh chặn này cũng có khả năng làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động quân sự của đối phương.
Trước khi Tổng thống Donald Trump chia sẻ thông tin này với Ngoại trưởng Lavrov, quân đội và các cơ quan tình báo Nga không hề biết rằng Israel sở hữu hoặc đang vận hành công nghệ thông tin tiên tiến nói trên. Phía Nga cũng không hề biết việc Israel đã chia sẻ bí mật quân sự này với Mỹ. Người Nga lần đầu tiên biết đến bí mật nói trên, khi Ngoại trưởng Lavrov và Đại sứ Kislyak nói chuyện với Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng hôm Thứ Tư tuần trước.
Các nguồn tin của DEBKAfile cho biết thêm rằng việc Tổng thống Mỹ tiết lộ một trong những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Israel đã phủ bóng đen lên chuyến thăm Tel Avip của ông Trump vào tuần tới và có thể sẽ dẫn tới những thay đổi trong lộ trình của ông.
Trên Twitter, Tổng thống Donald Trump quả quyết rằng ông “có quyền tuyệt đối” chia sẻ thông tin được lựa chọn với Nga. Ông khẳng định: “Là một tổng thống, tôi muốn chia sẻ với Nga về những thông tin liên quan tới khủng bố và an toàn hàng không. Đây là điều mà tôi có quyền tuyệt đối làm như vậy”. 
Các quan chức an ninh Israel không chấp nhận điều này. Họ cũng bác bỏ lập luận của về Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster rằng tổng thống (Donald Trump) cần chia sẻ những thông tin đó với Nga trong cuộc chiến chống ISIS và chủ nghĩa khủng bố.
Các quan chức của Israel coi việc tiết lộ công nghệ bí mật này làm tổn hại nghiêm trọng đến Israel, Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố. Một nguồn tin tình báo Israel chua chát nói rằng công sức nhiều năm gây dựng đã bị “đổ xuống sông, xuống biển”.
Nhà Trắng từ chối bình luận về tiết lộ này và Thư ký báo chí Sean Spicer cũng từ chối bất kỳ sự đảm bảo nào về việc Nhà Trắng cho phép các nhà lập pháp tiếp cận biên bản cuộc họp của Tổng thống Donald Trum với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Sergei Kislyak.

Đại sứ Nga khiến nội các ông Trump “gặp hạn” liên tiếp là ai?

Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak đã khiến nhiều thành viên trong nội các của ông chủ Nhà Trắng thứ 45 Donald Trump mất ghế hoặc bị yêu cầu từ chức.

Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak, cái tên nằm ở tâm bão chính trị khiến nhiều thành viên trong nội các của ông chủ Nhà Trắng thứ 45 Donald Trump mất ghế hoặc bị yêu cầu từ chức, đang là nhân vật được truyền thông Mỹ nhắc đến không ngừng.
Câu hỏi được đặt ra là vị Đại sứ Nga đang trở thành “cột thu lôi” cho nghi ngờ Tổng thống Mỹ Trump cùng nhiều cộng sự và thành viên nội các đều có mối liên hệ với Moskva, thực chất là người như thế nào.

Chùm ảnh tội ác man rợ của chế độ diệt chủng Pol Pot

(Kiến Thức) - Những cánh đồng chết  là bằng chứng rõ ràng về những tội ác man rợ của chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia, trong khoảng thời gian 1975-1979.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot
Dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo (1975-1979), rất nhiều người Campuchia bị giết hại và chôn xác tại nhiều địa điểm gọi chung là cánh đồng chết. Chế độ diệt chủng Pol Pot bị cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-2
 Trong thời kỳ đó, Campuchia có tới 200 “cánh đồng chết” với hơn 20.000 ngôi mộ tập thể. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-3
 Chế độ Pol Pot đã sử dụng rất nhiều biện pháp tra tấn rùng rợn đối với tù nhân, trong đó có tra tấn dã man bằng điện. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-4
Bức ảnh này được chụp từ một bộ phim nói về tội ác của chế độ diệt chủng Pol Pot. Chính quyền Campuchia dưới thời Pol Pot thừa nhận rằng chi phí mua đạn dược khá tốn kém. Do vậy, chế độ này đã dùng cuốc, rìu,...làm vũ khí giết người trên những cánh đồng chết. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-5
Theo The Richest, Kaing Guek Eav, một trong các nhân vật chủ chốt của Khmer Đỏ, là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của ít nhất 16.000 người. Năm 2010, ông Kaing bị xử 35 năm tù vì “tội ác chống lại loài người”. Tuy nhiên, năm 2012, trong phán quyết phúc thẩm cuối cùng, Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã nâng mức án thành tù chung thân đối với Kaing Guek Eav. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-6
Theo Wikipedia, chế độ Khmer Đỏ đã bỏ tù và hành quyết hầu như bất cứ ai bị nghi ngờ có quan hệ với chính quyền cũ hoặc với các chính quyền nước ngoài hoặc người đó là chuyên gia, học giả. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-7
John Dewhirst, Kerry Hamill và Stuart Glass lần lượt đến từ Anh, New Zealand và Canada cũng là nạn nhân bị chế độ diệt chủng Pol Pot giết hại khi họ đi vào vùng biển Campuchia. Trong ảnh là anh trai của Hamill thăm nhà tù S-21. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-8
Xương người và quần áo thường xuất hiện trên mặt đất tại những "cánh đồng chết" sau các trận mưa lớn. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-9
Chế độ Khmer Đỏ cũng giết hại cả trẻ nhỏ. Những đứa trẻ vô tội bị ném vào ngôi mộ tập thể hoặc bị đập đầu vào cây tới chết. Ảnh: The Richest.

Chum anh toi ac man ro cua che do diet chung Pol Pot-Hinh-10
 S-21 hay Tuol Sleng vốn là một trường học nhưng đã bị biến thành nhà tù thời chế độ diệt chủng Pol Pot. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người và nhiều vụ tra tấn dã man đã diễn ra tại nhà tù này. Ngày nay, nơi đây trở thành Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng. Ảnh: The Richest.