Ông Trần Bắc Hà rời Việt Nam đi Singapore chữa bệnh từ 7/1

(Kiến Thức) - Người nhà ông Trần Bắc Hà cam kết với Tòa sẽ nộp bản dịch bệnh án của bác sĩ Singapore, hộ chiếu và xác nhận của lãnh sự quán vào ngày 16/1.

Chiều nay (13/1), tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM, xét xử vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), liên quan tới 3 ngân hàng BIDV, TPBank và Sacombank, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Phạm Lương Toản – đã thông báo về sự vắng mặt của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV).
Ông Trần Bắc Hà, nguyên Trưởng Phân Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Hội sở chính của BIDV đang chữa bệnh tại Singapore.
 Ông Trần Bắc Hà, nguyên Trưởng Phân Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Hội sở chính của BIDV đang chữa bệnh tại Singapore.
Theo vị chủ tọa, trưa cùng ngày, người nhà ông Trần Bắc Hà là ông Nguyễn Hồng Tân (ngụ TP.HCM) đã đến tòa nộp đơn trình bày về nguyên nhân sự vắng mặt của đương sự.
Theo đơn của ông Tân, ông Trần Bắc Hà đi chữa bệnh tại Singapore ngày 7/1 (1 ngày trước khi phiên tòa diễn ra) và hiện vẫn còn ở Singapore.
Đơn của ông Tân cũng cam kết với tòa là sẽ nộp bản dịch bệnh án của bác sĩ Singapore, hộ chiếu và xác nhận của Lãnh sự quán nhằm chứng minh ông Trần Bắc Hà đã đi điều trị bệnh tại Singapore. Thời gian người nhà ông Tân sẽ nộp cho Tòa các loại giấy tờ liên quan là ngày 16/1 tới.
Đáng lưu ý là trong đơn, người nhà ông Trần Bắc Hà cũng nêu là ông Hà xin giữ nguyên các lời khai với cơ quan điều tra trước đây. Về nội dung này, chủ tọa phiên tòa nói rằng “Sẽ cung cấp lời khai của ông Hà trước tòa trong thời gian tới”.
Tại vụ án đang xét xử, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Hội sở chính của BIDV) đã bị kết luận có hành vi ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân Ban rủi ro, trên cơ sở các thành viên Ban này đồng ý về chủ trương cho 12 Công ty của ông Danh vay số tiền 4.700 tỷ đồng. Sau đó ủy quyền cho 4 chi nhánh Gia Định, Bến Thành, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn thực hiện việc cho vay và thu nợ.
Ông Trần Bắc Hà và các thành viên Phân Ban Quản lý rủi ro BIDV đã đồng ý chủ trương, nhưng không cho ông Phạm Công Danh vay và không biết 12 Công ty này do ông Danh thành lập.
Hiện BIDV đã thu hồi được vốn và lãi là 2.550 tỷ đồng, qua điều tra, chưa thấy tài liệu, chứng cứ, lời khai nào thể hiện ông Trần Bắc Hà và các thành viên hưởng lợi từ việc cho 12 Công ty của ông Danh vay.
“Kết quả điều tra cho thấy không đủ căn cứ xác định ông Trần Bắc Hà và các thành viên Phân Ban của BIDV đồng phạm với ông Phạm Công Danh về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, nên Cơ quan điều tra không đủ căn cứ xử lý hình sự ông Trần Bắc Hà và các thành viên, cáo trạng cho biết.

Phạm Công Danh: “Biết sai mà vẫn làm” vì Ngân hàng Nhà nước thúc ép?

(Kiến Thức) - Phạm Công Danh cho rằng chính vì sự thúc ép của Ngân hàng Nhà nước đã khiến bản thân và thuộc cấp biết sai mà vẫn làm để tăng vốn điều lệ VNCB.

Ngày 12/1, phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi.
Trả lời HĐXX, bị cáo Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch VNCB lý giải sai phạm của mình khi lập các công ty đi vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV là vì cần có tiền để tăng vốn điều lệ VNCB.

Lý do điều tra viên bác đề nghị thu hồi 1.700 tỷ từ BIDV

(Kiến Thức) - Điều tra viên Bộ Công an khẳng định hành vi gửi tiền, tất toán chưa có kết luận sai nên không thể thu hồi 1.700 tỷ từ BIDV theo đề nghị của VKSND trong vụ án Phạm Công Danh. 

Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại các ngân hàng VNCB, Sacombank, BIDV… chiều qua chủ yếu xoay quanh hành vi vay mượn giữa BIDV, VNCB thông qua các Cty do ông Phạm Công Danh (Chủ tịch VNCB) lập ra.
Theo cáo trạng, ông Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Hội sở chính của BIDV) đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân Ban rủi ro, trên cơ sở các thành viên Ban này đồng ý về chủ trương cho 12 Cty của ông Phạm Công Danh vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà là 4.700 tỷ đồng. Sau đó ủy quyền cho 4 chi nhánh Gia Định, Bến Thành, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn thực hiện việc cho vay và thu nợ.